Lâm bình chi ngô đình nhu - diễn viên phim 'ván bài lật ngửa' qua đời

-

38 năm sau thành công vang dội của "Ván bài lật ngửa", dàn diễn viên có những ngã rẽ, sóng gió riêng trong cuộc đời.

Bạn đang xem: Lâm bình chi ngô đình nhu


Hình ảnh cuối của nghệ sĩ Chánh Tín trên truyền hình Ký ức vui vẻ là game show cuối cùng nghệ sĩ Chánh Tín tham gia. Sự xuất hiện của ông tại chương trình khiến nhiều nghệ sĩ khách mời phấn khích.
*

Ván bài lật ngửa (1982-1987) là bộ phim nhựa trắng đen được đạo diễn Lê Hoàng Hoa chuyển từ tiểu thuyết Giữa biển giáo rừng gươm. Với đề tài tình báo, phim gồm 8 tập đã khắc họa rõ nét đời sống trong cuộc chiến phức tạp giữa các phe cánh chính quyền ở Sài Gòn những năm 1960, trong đó nổi bật là hoạt động có thật của điệp viên Phạm Ngọc Thảo (trong phim là Nguyễn Thành Luân, do NSƯT Chánh Tín đóng). Phim còn có sự tham gia của thế hệ diễn viên tài năng thời đó như Thương Tín, Thanh Lan, Thúy An.

*

Vai chính Nguyễn Thành Luân được Chánh Tín hóa thân lúc ông đang là một ca sĩ trẻ triển vọng. Nhân vật tạo ấn tượng sâu đậm đối với người xem về hình tượng một tình báo viên hoạt động năng nổ trong lòng địch. Nụ cười răng khểnh, vẻ đẹp hiếm có, lối diễn xuất tự nhiên của Nguyễn Thành Luân "đốn tim" nhiều thế hệ khán giả thập niên 1980-1990. Diễn xuất xuất thần trong phim đã giúp Chánh Tín trở thành ngôi sao sáng trên màn mạc.

*

Sau bộ phim, Nguyễn Chánh Tín là ngôi sao lớn của điện ảnh Việt. Ông miệt mài tham gia đóng phim, sân khấu. Về già, ông còn tham gia sản xuất phim với nhiều dấu ấn. Vào 7h sáng ngày 4/1, nghệ sĩ gạo cội đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở tuổi 68, để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho gia đình, giới nghệ sĩ và người hâm mộ. Bà Bích Trâm - vợ của Chánh Tín - buồn bã cho biết cách đây ít ngày ông mắc bệnh cảm cúm nhẹ và sức khỏe yếu dần.

*

Thúy An vào vai Thùy Dung - người hoạt động tình báo cùng Thành Luân. Tuy nhiên bà chỉ đóng vai này trong tập 2, tập 3, đến 1984, khi Ván bài lật ngửa chuẩn bị quay tiếp, Thúy An mang thai nên đành phải bỏ vai. “Sau cảnh quay lướt ván ở Thanh Đa (TP. HCM), tôi nôn mửa dữ dội và cứ ngỡ bị say sóng. Bác sĩ khám cho biết tôi đã cấn thai. Tôi bị quy vào lỗi không giữ đúng hợp đồng. Tội nghiệp chồng - đạo diễn Hồng Sến - lúc đó phải giải quyết nhiều chuyện phiền não”, bà kể.

*

Năm 1993, sau khi chồng mất, Thúy An học thêm nghề kim hoàn rồi bôn ba sang Lào tìm kế sinh nhai. Tình cờ, bà gặp người chồng hiện tại và cả hai sang Đức xây đắp tổ ấm gia đình cho đến nay. Nhiều năm định cư tại nước ngoài, mỗi năm bà đều về Việt Nam vài lần để thăm người thân, làm từ thiện. Cuộc sống của nữ nghệ sĩ rất kín đáo. Theo một số nguồn tin, Thùy An sau khi rút khỏi nghề diễn thì chuyển sang hỗ trợ chồng trong việc kinh doanh.

Nhân vật Thùy Dung sau đó được giao cho ca sĩ Thanh Lan. Khán giả theo dõi Ván bài lật ngửa cho biết họ say mê vẻ đẹp, sự mạnh mẽ và duyên dáng của Thùy Dung qua cách diễn tự nhiên, mộc mạc của Thanh Lan. Vì nhận được nhiều sự quý mến, bà tiếp tục đảm nhận vai này cho các tập còn lại của phim trong các năm 1985, 1986 và 1987. Ở thập niên 80 của thế kỷ trước, Thanh Lan là ca sĩ - diễn viên rất đắt giá.

*

Sau phim, Thanh Lan đóng Ngoại ô, Đằng sau một số phận... trước khi sang Mỹ định cư và hoạt động nghệ thuật tại xứ người từ cuối năm 1993. Đến năm 2017, bà về Việt Nam tổ chức show nhạc Bang bang- Khi xưa ta bé để ôn lại kỷ niệm thuở trẻ. Vào tháng 8 năm ngoái, nữ nghệ sĩ còn bất ngờ xuất hiện tại chương trình Ký ức vui vẻ khiến tất cả khách mời không khỏi xúc động. Ở tuổi 72, bà vẫn được khen trẻ, sang trọng và tràn đầy năng lượng.

*

Sở hữu gia tài hơn 200 bộ phim nhựa, Thương Tín được xem là "át chủ bài" của điện ảnh và kịch nghệ miền Nam vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước. Chính vì vậy, khi đảm nhận vai thiếu tá Lê Như Vọng (trái) trong Ván bài lật ngửa, ông một lần nữa khẳng định tài năng diễn xuất ấn tượng của mình. Không chỉ vậy, Thương Tín còn nổi tiếng là một quý ông hào hoa, có nhiều mối tình với các mỹ nhân.

*

Ở tuổi 64, Thương Tín sống cuộc đời lặng lẽ, sau những sóng gió trải qua. Từ nghệ sĩ giàu có, ông lâm cảnh tận cùng khó khăn. Hiện, nam diễn viên tiến thêm bước nữa với cô gái trẻ kém ông gần 30 tuổi. Họ có một con gái kháu khỉnh, dễ thương. Ngẫm lại cuộc đời mình, ông suy tư: "Mỗi việc làm, quyết định đều có nguyên nhân và hoàn cảnh đưa đẩy. Dù đúng hay sai, tôi cũng đã làm nên hậu quả thế nào bản thân tự chấp nhận. Đó là điều tôi cảm thấy đáng tiếc".

*

Lê Cung Bắc nhận đóng vai thiếu tá Thuần là do nể đạo diễn Lê Hoàng Hoa, một người bạn rất thân của ông. Những ngày lên Đà Lạt quay phim, Lê Cung Bắc rất vui. Ông được thỏa chí với ước mơ trở thành diễn viên điện ảnh dù từng tốt nghiệp cao học quản trị kinh doanh tại Sài Gòn từ trước năm 1975. “Vai thiếu tá Thuần, tùy viên quân sự của quân đội Việt Nam Cộng Hòa tại Lào, chuyên phá các vụ án buôn lậu ma túy của sĩ quan chế độ Sài Gòn trong Ván bài lật ngửa cũng là một vai đấu trí gay go. Phim có kịch bản rất chặt chẽ, logic nên dù thoại nhiều nhưng vẫn thu hút khán giả, không gây nhàm chán”, Lê Cung Bắc nhìn nhận.

*

Những năm sau đó, bên cạnh đóng phim, Lê Cung Bắc còn làm đạo diễn cho một số phim như Không thể rẽ trái, Dòng đời... Đến năm 2001, ông được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Hiện, đạo diễn Người đẹp Tây Đô sống trong biệt thự 200 mét vuông ở TP.HCM với gia đình, nơi mà ông gọi là "Tĩnh tâm cốc". Ở tuổi ngoài 70, Lê Cung Bắc duy trì lịch làm việc điều độ. Khi rảnh rỗi, ông dậy sớm tập thể dục, chăm sóc cây cối, thỉnh thoảng chơi vài nhạc cụ, trong đó có piano.

Nguyễn Chánh Tín, cái tên một thời là niềm tự hào của điện ảnh Việt. Thế nhưng ít người biết rằng, ông đã từng bị ngồi tù và phải nhờ tới điện ảnh mới được thả ra.

*

Vai diễn Nguyễn Thành Luân để đời của nghệ sĩ Chánh Tín.


Nhắc đến Nguyễn Chánh Tín, người ta nghĩ tới Nguyễn Thành Luân trong "Ván bài lật ngửa". Bộ phim này nổi tiếng tới mức, mấy chục năm sau vẫn là "tác phẩm vàng" của điện ảnh nước nhà.

Tuy nhiên, điều thú vị là dàn diễn viên đóng phim này đều chưa từng học qua về điện ảnh, trừ Thương Tín. Chánh Tín nói một cách vui vẻ rằng "Tất cả diễn viên đóng Ván bài lật ngửa đều... vô học nhưng ai cũng hết mình hết sức tham gia vai diễn".

Ông bảo, từ nhân vật Nguyễn Thành Luân, cô Thanh Lan, cô Thúy An bán nước mía (là vợ của Vương Hồng Sển) đều không học gì liên quan đến điện ảnh.

Cai Văn Mỹ là một anh thương gia ngoài đời, Lâm Bình Chi vai Ngô Đình Nhu là anh bán quần jean, còn ông linh mục Ngô Đình Thục là cánh nhà thơ, nhà văn.

Sau này, trong những người đóng “Ván bài lật ngửa” chỉ còn hai người đàn ông tên Tín (Chánh Tín và Thương Tín) hoạt động về điện ảnh còn các anh em khác lại trở về nghề cũ. Thỉnh thoảng, mọi người cũng gặp nhau nhưng chủ yếu là trên bàn nhậu, vì mỗi người mỗi nghề.

*

Nguyễn Chánh Tín ngày ấy bây giờ.

Đang ở tù, được thả chỉ để... đóng phim

Chánh Tín kể, ngay từ đầu ông không được chọn cho vai diễn Nguyễn Thành Luân mà là một người khác. Lý do là vì nhà nước chọn những người có lý lịch tốt, xuất thân từ diễn viên của cách mạng mà Chánh Tín thì không thuộc diện này.

Ông Huỳnh Bá Thành là một trong những người nằm vùng ở miền Nam thời chế độ cũ. Ông Thành là người trong cuộc nên rất rành về Sài Gòn, rành về Phạm Ngọc Thảo, lại đẹp trai cho nên được chọn đầu tiên cho vai diễn này nhưng đóng không được.

Phim đã quay được một tập rồi nhưng không đạt, phải bỏ. Sau đó lại chọn một số diễn viên khác như Thế Anh, Lâm Tới… nhưng trung ương không đồng ý.

Xem thêm: Cách đăng lại bài cũ trên facebook đơn giản đến bất ngờ, làm cách nào để chia sẻ kỷ niệm trên facebook

Lúc bấy giờ, Chánh Tín là diễn viên của đoàn kịch Bông Hồng và là người nổi lên trong giới trẻ. Nhưng vì nghèo quá, khổ quá, chịu không nổi, Chánh Tín vượt biên. Nhưng chuyến đi không trót lọt, ông phải về trình diện và bị bắt bỏ tù.

Lúc đó, ông Sáu Thảo, tức Dương Đình Thảo, Giám đốc Sở Văn hóa thông tin TP.HCM rất thương Chánh Tín. Ông nói với lãnh đạo rằng "Có một thằng nhỏ có lẽ đóng được nhưng giờ nó đang phạm tội, phải ngồi tù. Giờ lãnh nó ra cho nó đóng thử, nếu đóng được thì giải tán lệnh tù cho nó, để nó lấy công chuộc tội".

Nhờ thế mà Sở Thông tin văn hóa đề nghị công an vào khám đem Chánh Tín ra. Chánh Tín tưởng họ chuyển khám, té ra đưa tới xưởng phim.

*

Vai diễn Nguyễn Thành Luân để đời của nghệ sĩ Chánh Tín.

Thấy vậy, Chánh Tín mừng quá. Như người chết đuối với được phao thì ôm lấy ngay. Ông bảo "Cho tôi nghỉ về nhà mấy ngày tôi đọc kịch bản đã", thế là họ cho về.

Dù vậy, thời gian Chánh Tín đọc kịch bản gần như là bị giam lỏng ở nhà. Mấy ngày đọc kịch bản không được đi đâu, đọc xong thì vào đóng phim luôn. Đóng thử mấy cảnh rồi lại trở vào tù, ngồi trong đó chờ.


Chánh Tín thành thật kể "Trên Trung ương không biết là tôi đang ở tù, vì nếu biết mình đang ở tù thì ai chấm cho mình nữa. Ông Sáu Thảo thương, vờ chuyện đó đi, gửi đoạn quay thử của tôi lên thì Trung ương chấm! Thế là tôi được giải tán lệnh tù, ra ngoài đóng phim".

Chia sẻ về cát sê từ bộ phim, Chánh Tín nói, lúc đầu là ba trăm đồng cho 6 tháng làm việc, không lãnh bất kỳ nhu yếu phẩm nào khác.

Ông nói "Nếu tính ra thì một ngày tôi được gần 2 đồng, cho đến khi quay xong tập 1 thì được chừng 6 đồng một ngày. Mà lúc đó 6 đồng là ăn được khoảng 2 tô phở, còn nếu ăn phở hẻm thì 1 đồng 1 tô".

Nghèo quá nên đi hát lậu

Nhưng đóng phim thì đóng chứ đi hát Chánh Tín vẫn bị cấm. Mặc dù vợ ông vốn là tiểu thư con nhà quan quyền ở Sài Gòn, nhưng thời gian đó, để có tiền chi xài trong gia đình, ca sĩ Bích Trâm phải đi giặt đồ, ủi đồ thuê cho mấy công ty quần áo.

Sau này nhạc sĩ Trịnh Công Sơn giới thiệu công việc dịch sách ở Hội Văn nghệ cho vợ Chánh Tín nhưng cũng không được bao nhiêu tiền.

Chánh Tín kể "Một trang được vài xu, dịch cả đống sách, trắng con mắt luôn mới được vài ngàn đồng. Có những thời điểm, 3 tháng gia đình không có một miếng thịt nào. Muốn ăn thịt chỉ có cách đạp xe vào đoàn ca nhạc, chứ ở nhà chỉ ăn cơm độn với tóp mỡ".

Sau khi đóng xong tập 1, Chánh Tín lên xin giải lệnh cấm, coi như lấy công chuộc tội. Anh bảo "Tôi làm nghệ thuật cho nhà nước, lương ba cọc ba đồng mà cứ cấm hát thì làm sao tôi sống, vợ tôi thì vừa mới sinh con”.

Sau đó, lệnh cấm được giải. Chánh Tín đi hát lại. Mà lúc đó, cả Sài Gòn cũng chỉ có một, hai tụ điểm ca nhạc như 126 và Đài truyền hình.

Hát ở trong đoàn, Chánh Tín được 7, 8 đồng một đêm nhưng ra ngoài hát cá nhân thì được hai, ba chục đồng.

Ông bảo "Cuộc sống thì cứ thế, nhếch nhác qua ngày thôi. Mà lúc đó, nhà nước có parem chấm công hết. Tôi là vedett mà cũng chỉ 20 đồng, tức là ca sĩ hạng A đó; còn hạng B thì kém 5 đồng, bất công lắm, dù trên sân khấu mình hát ăn đứt ca sĩ hạng B cả chục lần".

*

Vì những biến cố về kinh tế, năm 2014 Nguyễn Chánh Tín và vợ trở lại sân khấu ca nhạc.

Thậm chí, Chánh Tín còn phải đi hát lậu. Khi ấy, nhiều địa phương tổ chức chương trình, để thu hút nghệ sĩ về, họ trả ông hai, ba trăm đồng một đêm.

Thời điểm mà ở Sài Gòn lên cao nhất là 80 đồng thì nhiều tỉnh trả ông tới năm trăm, thậm chí bảy, tám trăm đồng. Nhờ thế mà cuộc sống của Chánh Tín cũng đỡ khổ hơn.

"Sau này, tôi vừa đi hát, vừa đóng phim cũng dành dụm được ít tiền. Tôi mua đất làm nhà. Trước đó, hai vợ chồng sống trong một căn phòng nhỏ xíu do bố vợ cho", Chánh Tín cho biết.