Góp phần bàn về triết lý giáo dục việt nam hiện nay, triết lý giáo dục việt nam: học để làm quan!
(TG) -Từ tháng 9/1945 đến thời kỳ trước đổi mới (1986), việc xây dựng và phát triển giáo dục Việt Nam gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế, trên diễn đàn xã hội đã xuất hiện cuộc tranh luận sôi nổi xung quanh các vấn đề giáo dục, trong đó có vấn đề triết lý giáo dục.
Bạn đang xem: Triết lý giáo dục việt nam
1. TRIẾT LÝ GIÁO DỤC
Giáo dục (education) với nghĩa chung là hình thức học tập, theo đó kiến thức, kỹ năng và thói quen của một nhóm người hay một người được trao quyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học. Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận hay hành động đều có thể được xem là có tính chất giáo dục.
Giáo dục được hiểu dưới hai góc độ: 1) Giáo dục được xem như là tập hợp các tác động sư phạm đến người học với tư cách là một đối tượng đơn nhất; 2) Giáo dục như là một hoạt động xã hội, dạng tái sản xuất lực lượng lao động mới với đối tượng là thế hệ trẻ, là tập hợp các đối tượng đơn nhất.
Khi nói tới giáo dục theo nghĩa rộng ta thường liên tưởng đến hai cụm từ "giáo dục theo nghĩa hẹp” và “đào tạo”. Giáo dục theo nghĩa hẹp là một quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của giáo dục nhằm tác động vào hệ thống nhận thức của người đó để làm phát triển trí thông minh, phát triển khả năng nhận thức phù hợp với thế giới khách quan và làm phát triển nhận thức của người đó lên, qua đó tạo ra một con người mới có những phẩm chất phù hợp với yêu cầu được đặt ra. Đây là quá trình nuôi dưỡng làm phát triển cái có sẵn như tính thông minh, tính thiện lên nấc mới. Đào tạo là tạo ra cái mới hoàn toàn, không phải là cái có sẵn ví dụ như chữ viết, các kiến thức khoa học, các kỹ năng nghề. Ban đầu, chúng chưa có ở một con người. Chỉ sau khi được đào tạo thì chúng mới có, ví dụ như sinh viên được dạy môn toán là để có kỹ năng tính toán, một nhà khoa học được đào tạo là để có khả năng nghiên cứu khoa học, một người công nhân được đào tạo tay nghề để làm việc sau này… Vậy, giáo dục là hoạt động hướng tới con người qua một hệ thống biện pháp tác động nhằm truyền thụ tri thức, kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, lối sống, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức cần thiết cho đối tượng để hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất phù hợp với mục đích, mục tiêu cho đối tượng tham gia sản xuất và đời sống xã hội. Đây là hoạt động tất yếu của xã hội loài người, là điều kiện tất yếu để duy trì, phát triển con người và xã hội.
Triết học về giáo dục (philosophy of education) là một lĩnh vực thuộc về triết học xã hội, chuyên nghiên cứu về các mục tiêu, hình thức, phương pháp và kết quả của giáo dục với tư cách là một quá trình, là một ngành thuộc lĩnh vực xã hội. Triết học về giáo dục quan tâm đến việc phản biện, lý giải các ý tưởng và thực hành giáo dục. Các câu hỏi của triết học về giáo dục thường được dùng: giáo dục là gì? mục đích của giáo dục là gì? người học cần học những gì? người dạy phải dạy như thế nào?
Triết lý giáo dục là quan điểm, tư tưởng chủ đạo, cốt lõi của hoạt động giáo dục mà chủ thể hoạt động đề ra nhằm định hướng cho con người hành động. Câu hỏi chung nhất mà triết lý giáo dục phải trả lời là hoạt động dạy - học nhằm mục đích gì? nền giáo dục muốn đào tạo ra con người như thế nào?
Như vậy, triết lý giáo dục có thể hiểu là những quan điểm, tư tưởng chủ đạo, cốt lỗi phản ánh một cách khái quát dưới dạng mệnh đề cô đúc, ngắn gọn về mục đích của giáo dục nhằm đáp ứng các yêu cầu của xã hội trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, có tác dụng định hướng hành động cho con người. Xét theo các mối quan hệ, thì triết lý giáo dục là một tư tưởng giáo dục xuất phát từ nhu cầu nhu cầu thực tiễn, tồn tại trên nền tảng của văn hóa, chịu sự chi phối của ý thức hệ, hướng đến lý tưởng, là cơ sở nhằm xác lập các nguyên lý thực hành.
2. TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY
Từ thế kỷ X, sau khi giành được độc lập dân tộc trên toàn lãnh thổ, chế độ phong kiến Việt Nam được hình thành và trải qua quá trình biến đổi, phát triển đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Cơ sở tư tưởng chủ yếu để hoạch định đường lối đức trị, định ra pháp luật, hoạch định việc giáo dục khoa cử lựa chọn nhân tài là Nho giáo. Nền giáo dục thật sự có hệ thống, có tổ chức của Việt Nam thời kỳ phong kiến là nền giáo dục Nho học với văn tự là chữ Hán.
Tư tưởng giáo dục chủ đạo phổ biến của Việt Nam trong nền giáo dục khoa cử Nho học là "học để làm quan". Vì vậy, "Học để làm quan” trở thành triết lý giáo dục của nền giáo dục Việt Nam thời phong kiến. Tư tưởng này đáp ứng được các tiêu chí của Triết lý giáo dục, vừa đủ khái quát cho cả giai đoạn lịch sử và vừa đủ đáp ứng những nhu cầu của Việt Nam trong giai đoạn lịch sử ấy. “Học để làm quan” cũng là mục tiêu cho cả người đi dạy và đi học. Để được làm quan thì phải thi cử. Việc thi cử và làm quan cần kiến thức gì thì người xưa chỉ tập trung dạy và học đúng những kiến thức đó. Làm quan trong một xã hội cần được xây dựng trên cơ sở đường lối đức trị, cần ổn định hơn phát triển, nên việc trọng đạo đức hơn tài trí là việc tất yếu vì “quan cai trị cần thiết là đức, có đức thì an dân, có đức thì thông cảm với trời đất, thì gió hòa, mưa thuận”. Tiên học lễ, hậu học văn là tư tưởng phản ánh thứ tự ưu tiên giữa đạo đức và văn hóa trong giáo dục. Những tư tưởng phản ánh vai trò của người thầy trong phương pháp giáo dục để đạt mục tiêu thi đậu làm quan là “không có thầy đố mày làm nên”, “muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.
Xã hội Việt Nam thời kỳ thực dân Pháp thống trị, triết lý giáo dục cai trị được thay đổi từ “học để làm quan” sang “học để làm công chức phục vụ chính quyền thuộc địa”. Đối lập với triết lý giáo dục cai trị là triết lý giáo dục của lực lượng tri thức yêu nước và của đại bộ phận dân chúng Việt Nam. Tư tưởng “giáo dục yêu nước” với mục tiêu giành độc lập dân tộc trở thành triết lý giáo dục chủ đạo. Vì vậy các tư tưởng “khai dân trí”, “khoa học, dân tộc, đại chúng” thể hiện những mục tiêu và giải pháp cụ thể của triết lý giáo dục yêu nước. Khi nhân dân giành được độc lập, triết lý của lực lượng trí thức yêu nước này đã bị vượt qua.
Giai đoạn từ khi ra đời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến trước thời kỳ đổi mới (1986) là giai đoạn chuyển tiếp. Chính vì tính chất chuyển tiếp, cho nên có nhiều tư tưởng giáo dục xuất hiện. Việc xác định tư tưởng nào có thể trở thành triết lý giáo dục rất khó khăn, phức tạp. Mở đầu đất nước giành được độc lập là tư tưởng “Xây dựng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam”. Tư tưởng này hướng đến tạo ra một thế đứng cho nền giáo dục, không nêu mục đích của giáo dục, do vậy không phải là triết lý giáo dục. Tháng 9/1949 khi đến thăm trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ngày nay) trong một hoàn cảnh cụ thể, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhắc nhở, khuyên răn những cán bộ lãnh đạo các cấp của Việt Nam trong tương lai trên bước đường học hỏi, tu dưỡng là “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”, cho nên, đây chưa phải là một triết lý giáo dục. Nhằm khắc phục những hạn chế trong giáo dục, một số tư tưởng giáo dục phản ánh mục tiêu cục bộ ra đời, chưa đạt tới triết lý giáo dục đó là “kết hợp lý luận với thực tế”, “học đi đôi với hành”, “giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”. Các tư tưởng “Học mãi để tiến bộ”, “học suốt đời”, “xây dựng xã hội học tập” thể hiện yêu cầu, cách thức giáo dục liên tục trong không gian và thời gian.
Những tư tưởng này đều đúng và cần nhưng chưa đủ khái quát thành triết lý giáo dục. Cùng với các tư tưởng thể hiện nội dung bộ phận, thì lại có những tư tưởng thể hiện những nội dung khái quát chung chung. Tư tưởng “dạy tốt, học tốt” thể hiện nội dung quá chung về phương pháp giáo dục, không nêu lên được mục đích đào tạo ra con người như thế nào, nên không phải là Triết lý giáo dục. Các tư tưởng “vừa hồng vừa chuyên”, giáo dục đức, trí, thể, mỹ ở miền Bắc trước đây hay tư tưởng bốn trụ cột của UNESCO: “Học để biết”, “học để làm”, “học để chung sống”, “học để tồn tại” đều đúng và đáp ứng được các yêu cầu mà khái niệm triết lý giáo dục đòi hỏi. Tuy nhiên, những triết lý giáo dục với mục tiêu giáo dục toàn diện, hay giáo dục để thích ứng với cuộc sống biến đổi như vậy thì ở Việt Nam hay UNESCO nêu ra cũng đều là những triết lý giáo dục tổng quát. Trong không gian, chúng không chỉ đúng cho Việt Nam mà cho cả thế giới; trong thời gian chúng không chỉ đúng cho bây giờ mà cả mai sau. Chúng không nhằm vào việc đáp ứng những yêu cầu thực tiễn cụ hể của giáo dục Việt Nam hiện nay nên không phải là triết lý giáo dục Việt Nam trong giáo dục hiện tại.
Trong xã hội Việt Nam thời kỳ trước đây, đại bộ phận người Việt Nam đều mong muốn con em của mình thông qua giáo dục đáp ứng được hai yêu cầu “ngoan” và “giỏi”. Người “ngoan” là yêu cầu về giáo dục phẩm chất, người “giỏi” là yêu cầu giáo dục về năng lực, trí tuệ. Trong cuộc sống, ngoan và giỏi là cặp từ đi liền với nhau. Tư tưởng “con ngoan, trò giỏi” vừa đáp ứng được các yêu cầu của triết lý giáo dục, vừa cho thấy những mục tiêu mong đợi cơ bản của kết quả giáo dục một cách cụ thể, rõ ràng theo nguyện vọng của đa số người Việt Nam từ truyền thống đến hiện tại. Đó là mục tiêu lý tưởng của một xã hội nông nghiệp trên nền tảng văn hóa làng xã ưa ổn định với tinh thần cộng đồng đậm nét. Xem thêm: Cách chụp ảnh thẻ căn cước đẹp mà bạn không thể bỏ, 6 bí quyết chụp ảnh căn cước công dân đẹp
Khủng hoảng trong giáo dục chủ yếu xuất phát từ chính sách yếu kém và các văn bản luật không định lượng được tình hình thiếu minh bạch, bảo vệ lợi ích cục bộ, không nghiêm trong thi hành…
Theo GS Nguyễn Xuân Thu, Giám đốc Tổ chức Chất lượng Giáo dục Quốc tế (Úc), cần nhìn thẳng vào các điểm yếu nội tại đã bám sâu vào hệ thống giáo dục nước ta để có biện pháp hiệu quả nhất. Nếu không khắc phục được điều đó, giáo dục vẫn cứ như “con quay” quay quanh một vài thay đổi cục bộ kém hiệu quả…
Học để vinh thân phì gia…Phóng viên: Thưa giáo sư, là chuyên gia về quản lý, quản trị giáo dục, theo giáo sư đổi mới giáo dục hiện nay cần quan tâm điều gì trước?

Ý giáo sư muốn nói phải biết được tiêu chí đào tạo con người là gì rồi mới xây dựng chương trình, phương pháp giáo dục, phải vậy không, thưa giáo sư?
+ Đúng vậy! Triết lý giáo dục trả lời tại sao phải đi học, đi học để làm gì, tương lai đi về đâu… Ở phương Tây, triết lý giáo dục thâm nhập vào từng con người, người ta đưa ra rất nhiều phương pháp dạy học phong phú. Học sinh luôn phải biết đặt câu hỏi, phải biết thắc mắc… Nhờ vậy mà giáo dục họ tiến rất xa. Ở VN, chúng ta còn ít nghe nói đến triết lý giáo dục. Các câu hỏi dạy và học để làm gì, dạy và học như thế nào; như thế nào để thành đạt; mục tiêu đi học để phục vụ cộng đồng ra sao… vẫn chưa phải đau đáu trong đời sống của thầy, trò và phụ huynh VN. Tư tưởng “học để làm quan” của Nho giáo vẫn ảnh hưởng rất lớn trong xã hội và giáo dục VN…
. Giáo sư có thể cho biết rõ hơn về việc triển khai triết lý giáo dục của nước ngoài?
+ Ở hầu hết các nước phương Tây, mỗi trường đại học (ĐH) ra đời đều có mục tiêu riêng, tự xây dựng các chương trình học riêng, không có trường nào giống trường nào. Vì vậy bộ giáo dục không bao giờ đụng đến chương trình học của các trường ĐH. Bộ chỉ việc xây dựng chính sách để khuyến khích các tổ chức chuyên môn lập ra các quy định về chất lượng và các tiêu chuẩn đánh giá để giúp các trường tự điều chỉnh. Như vậy là mỗi trường có một triết lý riêng, tiêu chuẩn riêng, sau khi đã thỏa thuận với tổ chức chất lượng và tiêu chuẩn thì cứ theo đó mà áp dụng. Người ta thường quan tâm tới một phần của triết lý giáo dục là triết lý dạy và học. Vì vậy ở cấp học nào cũng vậy, người ta quan trọng triết lý và mục tiêu của chương trình trước rồi mới xây dựng chương trình sau. Chẳng hạn, khi xây dựng một chương trình ĐH thì phải nói rõ: Mục tiêu của chương trình để làm gì. Sau đó họ mới nghiên cứu xem dạy những môn nào để sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng công việc. Còn phương pháp dạy, kiểm tra, đánh giá, tài liệu tham khảo… là thuộc quyền của thầy giáo, tất cả phải đưa vào văn bản nộp cho tổ chức kiểm định chất lượng. Đó gọi là tự do học thuật.

. Thưa giáo sư, Bộ GD&ĐT VN vừa qua đã có những điều chỉnh như chuyển hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH thành một kỳ thi quốc gia; học sinh tiểu học không đánh giá bằng điểm…
+ Tôi cho rằng đây là những bước chuyển biến cần thiết. Tuy nhiên, muốn cải tổ giáo dục VN thì phải thay đổi tư duy và phương pháp tiếp cận, cách thức làm việc của… Bộ GD&ĐT trước. Chức năng chính của Bộ GD&ĐT là xây dựng các chính sách, xây dựng chương trình hành động chứ không phải bắt tay trực tiếp thực hiện các việc đó. Thực tế Bộ GD&ĐT lâu nay “vươn tay” vào việc của địa phương, của cơ sở đào tạo quá nhiều. Chẳng hạn, Bộ bổ nhiệm hiệu trưởng ĐH; làm khung chương trình ĐH nhưng rất tiếc đa phần làm chưa tốt; tổ chức tuyển sinh và tư vấn nghề nghiệp; thanh tra, kiểm tra đủ loại hoặc in cả phôi bằng… Thẳng thắn với nhau, nếu cứ duy trì vai trò quản lý như vậy thì Bộ GD&ĐT khó có thể đạt được mục tiêu cải tổ giáo dục, bất cứ một vị bộ trưởng giáo dục nào cũng sẽ phải thất bại đắng cay. Tôi cho rằng khủng hoảng trong giáo dục chủ yếu xuất phát từ chính sách yếu; các văn bản luật không định lượng được, thiếu minh bạch, còn bảo vệ lợi ích cục bộ, không nghiêm trong thi hành, chưa nghiên cứu kỹ lưỡng để phù hợp tình hình trong nước và quốc tế…
. Nghĩa là chúng ta cần “cải tổ giáo dục” thay cho cụm từ “cải cách” hoặc “đổi mới”?
+ Đúng! Chúng ta phải bàn đến việc cải tổ hệ thống giáo dục thay vì bàn đến việc cải cách, đổi mới thuộc phần ngọn, mang tính bộ phận, cục bộ. Lãnh đạo ngành giáo dục phải tính đến chiến lược, chính sách giáo dục, về cách làm và việc phân bố hợp lý ngân sách cho những công việc đó. Còn việc làm cụ thể nên để cho địa phương, cho cơ sở giáo dục và cho các tổ chức, nghiệp đoàn đảm nhiệm. Nhìn chung, làm chính sách bao giờ cũng gắn với chương trình và có ngân sách đi kèm…
Loại bỏ rào cản để vươn tầm quốc tế. Ngoài những yếu tố cần thay đổi tư duy, cách làm thì còn yếu tố nào ảnh hưởng tới giáo dục, thưa giáo sư?
+ Theo tôi còn nhiều lắm!
– Thứ nhất: Rào cản văn hóa. Do điều kiện lịch sử, VN một mặt hưởng một di sản phong phú về tri thức, văn hóa từ nhiều nguồn nhưng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ từ việc này. Chẳng hạn, có những người tốt nghiệp trong khối Liên Xô và Đông Âu cũ; có những người chịu ảnh hưởng của Hán học; lại có những người chịu ảnh hưởng của giáo dục Pháp, Mỹ và một số nước khác… Sự khác biệt trong tư duy, kinh nghiệm dễ dẫn đến hình thức phản kháng một chiều, cực đoan, làm ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục. Vậy ngoài các luật, nghị định, quyết định, thông tư, VN cần sớm hình thành cho được một triết lý giáo dục dung hòa tất cả tư duy giáo dục khác biệt mới tạo nên sức mạnh tổng hợp, làm nền móng cho ngôi nhà giáo dục VN phát triển.
– Thứ hai: Tâm lý vọng ngoại. Nhiều người VN luôn nghĩ cái gì của nước ngoài cũng tốt, giáo dục cũng không ngoại lệ, làm cho các nhà giáo dục trong nước dần mất niềm tin vào chính mình. Vì thiếu thông tin, nhiều người xem giáo dục của VN là kém chất lượng. Điều này không hoàn toàn đúng! Là người có chút ít hiểu biết và kinh nghiệm về giáo dục quốc tế, nhất là ĐH, tôi công bằng thưa rằng giáo dục của VN có mặt yếu kém nhưng cũng có nhiều mặt phụ trội hơn không ít trường ĐH trên thế giới. Tôi có hàng trăm chứng cứ đối chiếu khoa học để hỗ trợ quan điểm này của mình. Chỉ cần có những thay đổi hợp lý, người Việt sẽ vươn tầm về giáo dục ngay từ trong nước…
– Thứ ba: Do chúng ta chưa thực sự có tự trị ĐH, mà từ chính thức thường gọi là tự chủ ĐH. Đây không phải mới mẻ trong các xã hội phương Tây. Cần phân định rõ tự trị ĐH với tính tự tung tự tác. Có nhiều loại tự trị: 1. Tự trị về mặt tổ chức, quản lý là cần thiết. Các chức vụ trong các trường ĐH phải để cho hội đồng trường quyết định; 2. Tự trị về học thuật hay hàn lâm là tối cần thiết. Bộ GD&ĐT cần làm rõ những lĩnh vực học thuật nào được tự trị và những lĩnh vực nào cấm kỵ. (Các nước phương Tây tuyệt đối cấm tuyên truyền chính trị và tôn giáo trong trường học); 3. Tự trị về ngân sách. Trách nhiệm của Bộ GD&ĐT là lập và phân bố ngân sách hợp lý… Nhà nước cần hỗ trợ học phí, chi phí nghiên cứu đồng đều cho sinh viên dù họ học loại trường công lập hay tư thục; nhà nước cần đưa ra quy định, các điều kiện tham gia dự án công bằng cho các loại trường; không nên sử dụng hai cụm từ “vì lợi nhuận” và “phi lợi nhuận” vì dễ gây hiểu lầm, có thể sử dụng hai cụm từ khác “chia lợi nhuận” và “không chia lợi nhuận”…
– Thứ tư: Phải có sự tham gia của các tổ chức chuyên môn và kiểm định độc lập. Từ trước đến nay Bộ GD&ĐT bao thầu hết, không để cho các tổ chức chuyên môn trong xã hội tham gia và đây chính là sự lãng phí to lớn về vật lực, tài lực. Chúng ta cần trí tuệ của gần 100 triệu dân chứ không phải chỉ dựa trên một số ít cá nhân có quyền lực…
– Thứ năm: Về tổ chức nghiên cứu khoa học. Cần thành lập hội đồng nghiên cứu khoa học VN với sự tham gia của đại diện các bộ ngành, các trường ĐH, viện nghiên cứu. Hội đồng này có nhiệm vụ lập các chính sách phát triển nghiên cứu quốc gia, phân bổ đề tài nghiên cứu minh bạch để phát triển đất nước. Sức mạnh của một nước nằm một phần rất lớn trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Thiếu nó VN sẽ không có một nền công nghiệp cao và các trường ĐH khó vươn tới mức ngang tầm với các trường ĐH thuộc các nước trong vùng.
. Xin cảm ơn giáo sư.
………………………………………………….