THU NHẬP CHỊU THUẾ TNCN LÀ GÌ, CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

-

Hàng năm các cá nhân có khoản thu nhập từ tiền lương và tiền công trong ngưỡng phải nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ phải thực hiện quyết toán thuế TNCN cho cơ quan Thuế theo quy định. Cách tính thuế thu nhập cá nhân đơn giản và dễ thực hiện dưới đây sẽ giúpngười nộp thuế biết được mức thuế mình cần phải nộp là bao nhiêu.

Bạn đang xem: Thu nhập chịu thuế tncn là gì

*

Cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho cơ quan Thuế

1.Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiềnphải trích nộp từmột phần tiền lương vànguồn thu khác của người tạo ra thu nhập đóngcho cơ quan Thuế để nộpvào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế TNCN hiện naykhông áp dụng đối vớicác cá nhân có thu nhập thấp dưới mức quy định định phải đóng thuế.

Người laođộng nộp thuế thu nhập cá nhân có người phụ thuộc cũng sẽ được giảm trừ thuế theo quy định.

Như vậy có thể thấy người có thu nhập càng cao thì mức thuế TNCN phải nộp sẽ càng lớn.

1.1 Đối tương áp dụng tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương và tiền công

Căn cứ theo điều 2 luật, Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012quy định về đối tượng nộp thuế gồm 2 nhóm đối tượng sau:

(1) Cá nhân cư trú là cá nhân có nơi ở/ nhà thuêthường xuyên tại Việt Nam theo quy định của pháp luậtvới thời hạn của các hợp đồng thuê nhà từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế hoặc cá nhân có nơi ở thường xuyên, có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong 1 năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Trong đó, ngày đến và ngày đi sẽ được tính là 1 ngày.

02 trường hợp áp dụng tính thuế TNCN của cá nhân cư trú là:

Cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên,

Cá nhânký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặckhông ký hợp đồng lao động.

(2) Cá nhân không cư trú là ngườikhông đáp ứng đủ điều kiện của cá nhân cư trú thì được xác định là cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

1.2 Căn cứ pháp lý về thuế thunhập cá nhân

Luật Thuế TNCN năm 2007

Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2012

Thông tư 111/2013/TT-BTC

Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14

2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2023

Trước khi tính thuế TNCN, người nộp thuế cần xác định được là cánhân cư trú hay cá nhân không cư trú bởi cách tính thuế thu nhập cá nhân được áp dụng đối2 đối tượng này là khác nhau. Cụ thể:

2.2Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú

Trường hợp 1: cá nhân cư trúký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lênvà có nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công.

Các công thức áp dụngtính thuế thu nhập cá nhân

(1): Thuế thu nhập cá nhân cần nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.

(2): Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế - cáckhoản giảm trừ.

(3): Thu nhập phải chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được - Các khoản được miễn thuế.

Người nộp thuếáp dụngcáccông thức tínhsố(1),(2),(3), để tính mức thuếthu nhập cá nhân phải nộp theo các bước nhưsau:

Bước 1: Tính tổng thu nhập (tiền lương) nhận được.

Bước 2: Tính các khoản được miễn thuế

Cáckhoản thu nhập được miễn thuế (nếu có) từ tiền lương tiền công gồm:

- Khoản tiền lương làm thêm giờ, làmviệc ban đêm được trả cao hơn so với tiền lương làm việc trong thời gianhành chính.

- Thu nhậpcủa thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế hoặc hãng tàu củanước ngoài.

Bước 3: Tính thu nhập phảichịu thuế áp dụngcông thức số (3)

Bước 4: Tính các khoản giảm trừ

Các khoảngiảm trừ bao gồm

- Giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 132 triệu đồng/nămtương đương 11 triệu/ tháng vàđối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

- Giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm,đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo vàquỹ hưu trí tự nguyện.

Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2)

Để tính thuế suất người tính thuếáp dụng bảng biểu thuế lũy tiến từng phần đượcquy định tại Điều 22, Luật Thuế TNCN năm 2007 theo bảng sau:

Bảng: Biểu thuế luỹ tiến từng phần

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm

(triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng

(triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Các bậc tính thuế thu nhập cá nhân theo Luật thuế TNCN

Như vậy bạn căn cứ theo phầnthu nhập tính thuế/tháng/năm của mình để xác định mức thuế suất tương ứng

Áp dụng công thức (1) khi bạn đã biết được thu nhập tính thuế và thuế suất bạn sẽ tính ra được thuế thu nhập cá nhân cần nộp.

Như vậy khi đã biết được "thu nhập tính thuế" và "thuế suất" sẽ có 2 phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân cần nộp như sau:

1 - Phương pháp lũy tiến bằng cách tính số thuế phải nộp theo từng bậc thuế, sau đó cộng lại theo theo bảng thuế lũy tiến

2 - Phương pháp rút gọn bạn tính thu nhập tính thuế và áp dụng bảng dưới đây để tính ra số thuế TNCN phải nộp:

Bảng:Cách tính số thuế TNCN phải nộp theo phương pháp tối giản


Bậc

Thu nhập tính thuế

Thuế suất

Cách tính số thuế TNCN phải nộp

Cách tính 1

Cách tính 2

1

Đến 5 triệu

5%

0 triệu + 5% thu nhập tính thuế

5% thu nhập tính thuế

2

Trên 5 triệu - 10 triệu

10%

0,25 triệu + 10% thu nhập tính thuế trên 5 triệu

10% thu nhập tính thuế - 0,25 triệu

3

Trên 10 triệu - 18 triệu

15%

0,75 triệu + 15% thu nhập tính thuế trên 10 triệu

15% thu nhập tính thuế - 0,75 triệu

4

Trên 18 triệu - 32 triệu

20%

1,95 triệu + 20% thu nhập tính thuế trên 18 triệu

20% thu nhập tính thuế - 1,65 triệu

5

Trên 32 triệu - 52 triệu

25%

4,75 triệu + 25% thu nhập tính thuế trên 32 triệu

25% thu nhập tính thuế - 3,25 triệu

6

Trên 52 triệu - 80 triệu

30%

9,75 triệu + 30% thu nhập tính thuế trên 52 triệu

30 % thu nhập tính thuế - 5,85 triệu

7

Trên 80 triệu

35%

18,15 triệu + 35% TNTT trên 80 triệu

35% TNTT - 9,85 triệu


Trường hợp 2: Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng

Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:

"Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động mà có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập (khấu trừ luôn trước khi trả tiền)".

Lưu ý: Trừ các trường hợp làm cam kết theo Mẫu 08/CK-TNCN nếu đủ điều kiện trên.

Công thức tính thuế TNCN phải nộp áp dụngnhư sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả

2.2Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú

Theo quy định thì các cá nhân không cư trú sẽ không được tính khoản giảm trừ gia cảnh nên chỉ cần có thu nhập chịu thuế > 0 sẽ phải nộp thuế thu nhậpvới mức thuế suất 20%/thu nhập chịu thuế;

Các khoản được giảm trừ gồm:khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện,đóng gópkhuyến học, nhân đạo, làmtừ thiện.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định số thuế TNCN phải nộp đối với cá nhân không cư trú sẽ được tính theo công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế

Trong đó, thu nhập chịu thuếbằng tổng tiền lương, tiền công vàcác khoản thu nhập khác mà cá nhân nộp thếnhận được trong kỳ tính thuế vàđược xác định nhưthu nhập chịu thuế của cá nhân cư trú.

3. Cách tính thuế thuế thu nhập cá nhân online năm 2023

Thay vì phải áp dụng các công thức tính như đã đề cập bên trên,hiện nay người nộp thuếcó thể tính thuế TNCN trực tuyếntrên hệ thống tính thuế thu nhập cá nhânnhư sau:

3.1 Cách tính thuế TNCN onlinetrênluat
Viet
Nam

*

Cách tính thuế TNCN online trên hệ thống của Luatvietnam

Bước 1: Truy cập vào hệ thống tính thế TNCN của Luat
Viet
Nam -https://luatvietnam.vn/tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan.html(1)

Bước 2: Nhậptổng thu nhập (bắt buộc). Ví dụ Tổng thu nhập của bạn là 20 triệu/ tháng (2)

Bước 3: Nhập số người phụ thuộc. Ví dụ là 2 (3)

Bước 4: Nhận kết quả về Thuế TNCN phải nộp của cá nhân. Như vậy thuế thu nhập bạn phải nộp trong tháng đó là 10.000 VNĐ (4)

Lưu ý:(*) Tổng thu nhập: gồm lương tháng (đã trừ bảo hiểm bắt buộc) và thưởng.

Áp dụng đối với tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công

Áp dụng đối với người nhận lương net (lương nhận được đã trừ bảo hiểm 10.5%)

Diễn giải cách tính thuế TNCN trên như sau

Giảm trừ bản thân = 11.000.000 vnđ

Giảm trừ người phụ thuộc = 2 x 4.400.000 = 8.800.000vnđ

Thu nhập chịu thuế = 20.000.000 - 11.000.000 - 8.800.000 = 200.000vnđ

+ Bậc 1: Thu nhập tính thuế đến 05 triệu đồng, thuế suất 5%: 200.000 × 5% = 10.000vnđ

Như vậy,Thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế= 10.000vnđ

3.2Cách tính thuế thu nhập cá nhân trên
Thuvienphapluat

Để thực hiện tính thuế thu nhập cá nhânonline sử dụng tiện ích tính thuế TNCNcủa thuvienphapluat,bạn thực hiện các bước như hướng dẫn sau:

*

Tính thuế thu nhập cá nhân online trên trang thuvienphapluat

Bước 1: Bạn tru cập tiện ích tính thuế TNCN của Thuvienphapluat -https://thuvienphapluat.vn/tien-ich/tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan.html(1)

Bước 2: Nhập thu nhập tháng,thường tính bằng tiền lương ghi trên hợp đồng. Ví dụ là 20 triệu/ tháng (2)

Bước 3: Nhập lương đóng bảo hiểm, nếu bạn không tự nộp bảo hiểm thì mức đóng này =0 (3)

Bước 4: Nhập số người phụ thuộc. Ví dụ người nộp thuế có 2 người phụ thuộc là vợ/con thìđiền là 2(4)

Bước 5: Nhận kết qua thuế TNCN phải nộp (5)

Lưu ý:Thu nhập tháng thường tính bằng tiền lương ghi trên hợp đồngcủa tiện ích này là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật thuế TNCN, đã tính các khoản giảm trừ sau:

Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện.

Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Mức tiền lương tháng thấp nhất để đóng BHXH không được thấp hơn mức tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Diễn giải cách tính thuế TNCNtrên thuvienphapluat như sau:

Mức đóng: BHXH (8%), BHYT (1,5%), BHTN (1%)

Bảo hiểm bắt buộc = 0 x 8% + 0 x 1,5% + 0 x 1% = 0đ

Giảm trừ bản thân = 11.000.000vnđ

Giảm trừ người phụ thuộc = 2 x 4.400.000 = 8.800.000vnđ

Thu nhập tính thuế = 20.000.000 - 0 - 11.000.000 - 8.800.000 = 200.000vnđ

Mức thuế áp dụng đối với 200.000 theo bảng biểu thuế lũy tiến từng phầnlà 5%

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 200.000 x 5% = 10.000 vnđ

Như vậy với 2 cách tính thế thu nhập cá nhân online trên đây người nộp thuếcó thể dễ dàng tínhđược mức thuế TNCN phải nộp của mình một cách dễ dàng và thuận tiện.

*

Xác định các khoản giảm trừ để tính thu nhập tính thuế

4. Thu nhập chịu thuế và các khoản giảm trừ thuế TNCN

Thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập mà cá nhân được chi trả, không bao gồm các khoản dưới đây:

Tiền ăn trưa, ăn giữa các ca làm việc.

Xem thêm: Chiến Tranh Biên Giới Vị Xuyên: Núi Đất Vẫn Thuộc Về Tổ Quốc

Tiền phụ cấp điện thoại.

Tiền phụ cấp trang phục.

Tiền công tác phí.

Thu nhập từ phần tiền lương hoặc tiền công mà lao động làm thêm giờ, làm đêm.

4.1 Các khoản giảm trừ thuế TNCN

(1) Giảm trừ gia cảnh.

Theo Luật Thuế TNCN giảm trừgia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuếđối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng chịu thuế là cá nhân cư trú.

Căn cứ theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 mức giảm trừ gia cảnh năm 2023 như sau:

Giảm trừ gia cảnh chobản thân người nộp thuế là11triệu/ tháng(132triệu/năm) và giảm trừ đối với người phụ thuộc là 4,4triệu/người/tháng.

(2) Các khoản BHXH bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN) và bảo hiểm trong một số lĩnh vực nghề nghiệp đặc biệt.

(3) Các khoản cá nhân đóng góp cho từ thiện, khuyến học hoặc nhân đạo: Mức giảm trừ tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế và phải có tài liệu chứng minh.

Trong đó, điều kiện để tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là:

- Người nộp thuế sẽ được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu đã đăng ký và được cấp mã số thuế.

- Người nộp thuế cần có hồ sơ chứng minh người phụ thuộc.

5. Cách giảm thuế thu nhập cá nhân phải nộp

Hiện nay có không ít trường hợp 2 người lao động cùng làm việc tại 1 công ty với mức lương 30.000.000 vnđ/tháng cho cùng một chức vụvà cùng một mức thăm gia đóng BHXH như nhau nhưng mức thuế TNCN A phải nộp là 2.150.000 vnđcòn B chỉ phải nộp 780.000 vnđ tiền thuế TNCN.

*

Nguyên nhân của sự chênh lệch tiền thuế TNCN phải nộp của B ít hơnso với Anhư trên là do sự khác nhau về mứcgiảm trừ gia cảnh người phụ thuộc. Cụ thể:

Lao động B có 2 người phụ thuộc (có thể là mẹ, vợ, con hoặcngười khác theo quy định của Pháp luật) trong khi A không có người phụ thuộc.

Do đó khi có người phụ thuộc người nộp thuế nên làm tờ khai đăng ký người phụ thuộc để được giảm trừ gia cảnh và giảm số tiền thuế TNCN phải nộp.

Như vậy trong bài viết trên đâyBảo hiểm xã hội điện tửe
BH đã gửi tới bạn đọc những thông tin cập nhật mới nhất có liên quan đến thuế thu nhập cá nhân và các cách tính thuế TNCN đơn giản và dễ thực hiện. Mong rằng có thể mang lại cho Quý độc giả những thông tin hữu ích nhất.

Thuế thu nhập cá nhân là gì? Các quy định về thuế thu nhập cá nhân hiện tại như thế nào? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu chi tiết hơn về thuế TNCN, các vấn đề của thuế TNCN. Mời bạn cùng GA Accounting khám phá chi tiết ngay sau đây nhé! Thuế thu nhập <…>


Thuế thu nhập cá nhân là gì? Các quy định về thuế thu nhập cá nhân hiện tại như thế nào?

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu chi tiết hơn về thuế TNCN, các vấn đề của thuế TNCN. Mời bạn cùng GA Accounting khám phá chi tiết ngay sau đây nhé!


Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là thuế trực thu tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các khoản thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh. Thuế TNCN là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách. Là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân nhằm góp phần vào sự phát triển của đất nước.

*

Thuế TNCN được xây dựng trên nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế. Thuế TNCN không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp vừa đủ để nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết.

Đối tượng nộp thuế TNCN

Đối tượng phải nộp thuế TNCN bao gồm:

Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế:

Đối với cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam không phân biệt nơi trả thu nhập.Đối với cá nhân không cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Hiện tại có 3 cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công dành cho 3 đối tượng khác nhau:

*

Tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần: Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn từ 3 tháng trở lên
Khấu trừ 10% dành cho cá nhân ký HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐKhấu trừ 20% đối với cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài.Công thức tính thuế TNCN chung:

(1) Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

(2) Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

(3) Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản miễn thuế, không chịu thuế

Thuế TNCN sẽ được tính theo tháng, kê thai có thể theo tháng hoặc theo quý nhưng quyết toán theo năm. Thuế thu nhập cá nhân được tính tại thời điểm trả thu nhập.

Ví dụ:

Tiền lương tháng 12/2019 trả và tháng 01/2020 thì tính vào thu nhập chịu thuế của tháng 1/2020.

Tiền thưởng tết âm lịch 2020 trả vào tháng 2/2020 thì cộng vào thu nhập tính thuế TNCN của tháng 2/2020.

Các bước tính thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ vào công thức tính thuế trên, để tính được số thuế phải nộp hãy thực hiện tuần tự theo các bước sau:

Bước 1. Tính tổng thu nhập

Bước 2. Tính các khoản được miễn

Bước 3. Tính thu nhập chịu thuế theo công thức (3)

Bước 4. Tính các khoản được giảm trừ

Bước 5. Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2)

Bước 6. Tính số thuế phải nộp theo công thức (1).

Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên sau khi tính được thu nhập tính thuế thì chỉ cần lấy thu nhập tính thuế x thuế suất (phương pháp Biểu lũy tiến từng phần – Tính từng bậc thuế sau đó cộng lại). Chi tiết theo bảng sau:

Bậc thuếPhần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)Thuế suất (%)
1Đến 60Đến 55
2Trên 60 đến 120Trên 5 đến 1010
3Trên 120 đến 216Trên 10 đến 1815
4Trên 216 đến 384Trên 18 đến 3220
5Trên 384 đến 624Trên 32 đến 5225
6Trên 624 đến 960Trên 52 đến 8030
7Trên 960Trên 8035
Cách tính thuế rút gọn

Để việc tính toán thuận tiện hơn, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

BậcThu nhập tính thuế/ tháng (triệu đồng)Thuế suất (%)Tính số thuế phải nộp
Cách 1Cách 2
1Đến 550 trđ + 5% TNTT5% TNTT
2Trên 5 đến 10100.25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ10% TNTT – 0.25 trđ
3Trên 10 đến 18150.75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ15% TNTT – 0.75 trđ
4Trên 18 đến 32201.95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ20% TNTT – 1.65 trđ
5Trên 32 đến 52254.75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ25% TNTT – 3.25 trđ
6Trên 52 đến 80309.75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ30 % TNTT – 5.85 trđ
7Trên 803518.15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ35% TNTT – 9.85 tr

Hoặc bạn có thể tính thuế TNCN vô cùng nhanh chóng tại: hệ thống tính thuế TNCN online.

Các trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân

*

Theo điều 4, Luật thuế thu nhập cá nhân quy định các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN cụ thể như sau:

Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS giữa vợ với chồng, cha để, mẹ đẻ với con đẻ,…Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất (QSDĐ) ở. Các tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có 1 nhà ở, đất ở duy nhất
Thu nhập từ giá trị QSDĐ của cá nhân được nhà nước giao đất
Thu nhập từ nhận thừa kếhay quà tặng là BĐS giữa vợ chồng, cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ…Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật
Thu nhập từ tiền lãi gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ HĐ bảo hiểm nhân thọ

Các khoản giảm trừ gia cảnh

Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020 như sau::

Mức giảm trừ đối với người nộp thuế: 11 triệu đồng/ tháng (132 triệu đồng/năm)Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc: 4,4triệu đồng/ tháng

*

Người nộp thuế cần lưu ý một số vấn đề sau:

Việc giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc: Mỗi người phụ thuộc chỉ được giảm trừ 1 lần vào một đối tượng nộp thuế.

Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng bao gồm:

Con chưa thành niên, con bị tàn tật, không có khả năng lao động
Các cá nhân không có thu nhập hoặc thu nhập không vượt quá mức quy định. Bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, bố mẹ đã hết tuổi lao động.

Các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN

Bên cạnh các khoản giảm trừ gia cảnh thì các khoản sau cũng không chịu thuê thu nhập cá nhân:

*

Tiền ăn giữa ca, ăn trưa
Phụ cấp điện thoại
Phụ cấp trang phục
Tiền công tác phí
Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ.Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiềm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt

Ngoài ra còn các khoản trợ cấp khác không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Ví dụ như: trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp hưu trí 1 lần…

Trên đây chính là những kiến thức, các vấn đề cơ bản của thuế thu nhập cá nhân. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ mang đến thông tin hữu ích cho quý khách hàng.

Thêm nữa, nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào về các vấn đề của thuế TNCN. Hoặc bạn cần tư vấn các giải pháp tài chính, kế toán doanh nghiệp. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay GA Accounting để được tư vấn hỗ trợ chi tiết nhất nhé!