Quản Lý Sản Xuất Là Gì ? Có Nên Làm Nhân Viên Quản Lý Sản Xuất?
Quản lý sản xuất hiệu quả giúp doanh nghiệp có sự chủ động trong hoạt động SXKD của mình, giảm thiểu tối đa rủi ro, hạn chế được nhiều chi phí không đáng có. Bài viết cung cấp những kiến thức xoay quanh hoạt động quản lý sản xuất như: Khái niệm quản lý sản xuất là gì; Quy trình quản lý sản xuất, Mô hình tổ chức và quản lý sản xuất, phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả…
1. Khái niệm quản lý sản xuất là gì?
Quản lý sản xuất là một giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các khu nhà máy, khu xưởng trong doanh nghiệp; tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, giám sát tiến độ của quá trình sản xuất để đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng thời gian, đạt yêu cầu về số lượng, tiêu chuẩn về chất lượng theo kế hoạch.
Bạn đang xem: Quản lý sản xuất là gì
2. Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp
Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp gồm 4 công đoạn chính:

– Đánh giá năng lực sản xuất: Việc đánh giá năng lực sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp xác định được size thị trường tiềm năng của mình cần đến định mức nhu cầu nào. Từ đó có sự đánh giá, cân đối với năng lực của doanh nghiệp, có đáp ứng được hay không và đáp ứng ở mức độ nào?
– Hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu: Dựa theo đánh giá nhu cầu tiềm năng của thị trường cùng kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, người quản lý cần phải đưa ra hoạch định về nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện việc sản xuất theo kế hoạch.
– Quản lý giai đoạn sản xuất: Người quản lý cần vạch ra một quy trình chi tiết trong quá trình sản xuất và thực hiện theo quy trình đã định đảm bảo sự chặt chẽ, hợp lý nhất để hạn chế tối đa mọi sai sót phát sinh.
– Quản lý chất lượng sản phẩm: Sản phẩm chính là bộ mặt thương hiệu của doanh nghiệp bạn, vì vậy vai trò của việc quản lý chất lượng sản phẩm là rất cần thiết. Quản lý, kiểm định sản phẩm phải có báo cáo về số lượng, tính chất, đặc điểm phân loại của từng sản phẩm theo tiêu chuẩn đặt ra lúc ban đầu.
3. Mô hình tổ chức và quản lý sản xuất trong doanh nghiệp
Phụ thuộc vào quy mô, đặc thù ngành nghề sản xuất, mỗi doanh nghiệp sẽ có một mô hình tổ chức và quản lý sản xuất riêng biệt. Dựa theo tiêu chí về chức năng, cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất trong doanh nghiệp sẽ có một số bộ phận chính sau:
– Bộ phận quản lý: thường là giám đốc sản xuất, trưởng phòng – phó phòng sản xuất. Đây là bộ phận đầu não của sản xuất, giữ chức năng quan trọng. Tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty trong việc hoạch định tổ chức sản xuất, bố trí nguồn lực để đảm bảo kế hoạch mục tiêu; Khai thác và vận hành hiệu quả hệ thống dây chuyền công nghệ của công ty.
– Bộ phận sản xuất chính: Là bộ phận trực tiếp chế tạo sản phẩm chính. Tại bộ phận này nguyên vật liệu sau khi chế biến sẽ trở thành sản phẩm chính của doanh nghiệp- Bộ phận sản xuất phụ trợ: Hoạt động của bộ phận này có tác dụng trực tiếp cho sản xuất chính, đảm bảo cho sản xuất chính có thể tiến hành liên tục và đều đặn.
– Bộ phận sản xuất phụ: là bộ phận tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để tạo ra những loại sản phẩm phụ.
– Bộ phận phục vụ sản xuất: Là bộ phận được tổ chức ra nhằm đảm bảo việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm và dụng cụ lao động.
4. Phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả
Thông thường có 3 phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả được linh hoạt áp dụng trong từng doanh nghiệp
– Phương pháp tổ chức dây truyền: Tính liên tục là đặc điểm chủ yếu của sản xuất dây truyền. Muốn đảm bảo tính liên tục, điều kiện cần thiết là phải chia nhỏ quá trình sản xuất thành từng bước công việc nhỏ theo một trình tự hợp lý nhất với một quan hệ tỷ lệ chặt chẽ về thời gian sản xuất. Mỗi nơi làm việc được phân công chuyên trách một bước công việc nhất định. Do đó, nơi làm việc được trang bị máy móc, thiết bị và dụng cụ chuyên dùng, hoạt động theo một chế độ hợp lý và có trình độ tổ chức lao động cao.
– Phương pháp sản xuất theo nhóm: Đặc điểm của phương pháp này là không thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc, dụng cụ để sản xuất từng loại chi tiết cá biệt mà làm chung cho cả nhóm, dựa vào các chi tiết tổng hợp đã lựa chọn. Các chi tiết trong cùng nhóm được gia công trong cùng một lần điều chỉnh máy.
– Phương pháp đơn chiếc: Tổ chức sản xuất chế biến sản phẩm từng chiếc một hay từng đơn đặt hàng nhỏ. Theo phương pháp này người ta không lập quy trình công nghệ một cách tỷ mỷ cho từng sản phẩm mà chỉ quy định những công việc chung.
Quản lý sản xuất là một công đoạn phức tạp và có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa và lớn đã lựa chọn ứng dụng giải pháp Phân hệ phần mềm quản lý sản xuất – Tính giá thành sản phẩm của BRAVO đem lại hiệu quả tối ưu.
Xem thêm: Tính cách người cung xà phu : đặc trưng tính cách cung hoàng đạo thứ 13
CV nhé.Tổng quan về nhân viên quản lý sản xuất là gì?
Để hiểu hơn về vị trí nhân viên quản lý sản xuất, bạn sẽ cần phải hiểu về khái niệm quản lý sản xuất là gì, từ đó bạn sẽ xác định được nhân viên quản lý sản xuất là gì.
Quản lý sản xuất là gì?
Sản xuất là một quá trình thực hiện chuyển đổi các nguyên vật liệu đầu vào, thông qua các các quá trình biến đổi để tạo ra sản phẩm cuối cùng và phân phối trên thị trường. Từ đó bạn có thể hiểu được rằng quản lý sản xuất chính là quản lý quá trình hoạt động này.
Quản lý sản xuất sẽ là một trong những khâu quan trọng thuộc phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp. Đặc biệt là những doanh nghiệp có các bộ phận như xưởng, xí nghiệp hoặc nhà máy.

Nhân viên quản lý sản xuất là gì?
Từ khái niệm của quản lý sản xuất là gì, bạn có thể hiểu được rằng nhân viên quản lý sản xuất là những người sẽ thực hiện, tham gia trực tiếp vào trong quá trình sản xuất. Họ sẽ thực hiện những công việc liên quan đến xây dựng, giám sát quá trình vận hành sản xuất hàng hóa.
Nhân viên quản lý sản xuất sẽ cần phải đảm bảo được các yếu tố về chất lượng sản phẩm, tối ưu về chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. Dâu đỏ hậu có một vai trò quan trọng đến sức doanh nghiệp có thể đạt được mức lợi nhuận mong muốn.
Có nên làm nhân viên quản lý sản xuất không?
Để xác định có nên làm một nhân viên quản lý sản xuất hay không, bạn sẽ cần phải đánh giá dựa trên đất nhiều yếu tố. Bao gồm như nhu cầu của bản thân về vị trí này, việc thực tế của vị trí quản lý sản xuất như thế nào, mức lương ra sao,... Cụ thể như sau:
Công việc của nhân viên quản lý sản xuất là gì?
Tuy mỗi doanh nghiệp đều sẽ có một quy trình quản lý sản xuất khác nhau, nhưng nhìn chung các nhân viên quản lý sản xuất sẽ có các công việc, nhiệm vụ như sau:
Thực hiện tiếp nhận các đơn hàng hàng về sản phẩm và xây dựng những kế hoạch liên quan đến việc triển khai quá trình sản xuất.Tuyển dụng và đào tạo cho các nhân sự về quá trình hình sản xuất hàng hóa theo đúng quy định của doanh nghiệp.Nghiên cứu và tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến sản xuất, cải tạo, nâng cấp,... sản phẩm. Bạn cũng có thể tham mưu ý kiến của cấp trên để có thể tìm hiểu về những vấn đề này.Trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức cũng như vận hành các công đoạn của quy trình sản xuất.Đảm bảo cho việc sản xuất sản phẩm theo đúng với tiêu chuẩn liên quan đến công nghệ, số lượng cũng như tiến độ.Thực hiện quan sát cũng như đánh giá năng lực của các nhân viên thuộc quyền quản lý.Xây dựng và thành lập các báo cáo liên quan đến quá trình sản xuất bật để nộp lại hoặc trình lên cho các quản lý cấp cao hơn khác.
Yêu của nhân viên quản lý sản xuất là gì?
Yêu cầu để trở thành quản lý nhân viên sản xuất là gì cũng sẽ là một yếu tố bạn nên xem xét trước khi quyết định có nên làm công việc này hay không. Vị trí này thường sẽ cần đáp ứng một số yêu cầu như sau:
Cầu kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực sản xuất, giám sát cũng như quản lý dây chuyền sản xuất.Đã từng tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan đến quản lý hoặc công nghệ sản xuất là một lợi thế.Có các kỹ năng liên quan đến quản lý dự án, phân tích và thống kê thông tin.Kinh nghiệm hoặc kiến thức liên quan đến ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động.Một số kỹ năng mềm khác: Kỹ năng giao tiếp, khả năng lập kế hoạch cũng như tổ chức công việc, kỹ năng sử dụng các phần mềm hoặc công cụ hỗ trợ liên quan đến sản xuất,...
Mức lương của nhân viên quản lý sản xuất
Hiện tại mức lương trung bình của nhân viên thuộc phòng quản lý sản xuất sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan. Những yếu tố này có thể bao gồm như năng lực của họ, quy mô sản xuất, quy mô của doanh nghiệp,...
Bạn có thể tham khảo mức lương trung bình của vị trí này theo khảo sát như sau:
Mức lương thấp nhất: 7.000.000 đồng/tháng.Mức lương trung bình: 12.000.000 đồng/tháng.Dải lương phổ biến: 11.600.000 - 13.900.000 đồng/tháng.Mức lương cao nhất: 23.200.000 đồng/tháng.Tuy vậy sẽ có những vị trí quản lý sản xuất đặc biệt hơn, yêu cầu nhiều kỹ năng chuyên môn hơn và mức thu nhập cũng sẽ cao hơn. Ví dụ tham khảo như:
Vị trí nhân viên quản lý sản xuất chất lượng: Mức lương trung bình khoảng 35.600.000 đồng/tháng.Vị trí phó phòng quản lý sản xuất: Mức lương trung bình khoảng 25.500.000 đồng/tháng.