Sau định luật moore là gì ? ý nghĩa kinh tế của định luật moore

-
Định luật Moore (tiếng Anh: Moore"s Law) đề cập đến dự đoán của Gordon E. Moore, nhà đồng sáng lập hãng Intel, rằng số lượng bóng bán dẫn trên một vi mạch sẽ tăng gấp đôi sau mỗi hai năm trong khi giá máy tính giảm một nửa.

Định luật Moore

Khái niệm

Định luật Moore trong tiếng Anh làMoore"s Law.

Bạn đang xem: Định luật moore là gì

Định luật Moore đề cập đến dự đoán của Gordon E. Moore - đồng sáng lập của Intel - rằng số lượng bóng bán dẫn trên một vi mạch sẽ tăng gấp đôi sau mỗi hai năm trong khi giá máy tính giảm một nửa.

Định luật Moore tuyên bố rằng mọi người có thể hi vọng rằng tốc độ và khả năng của máy tính sẽ tăng lên sau mỗi vài năm và chỉ cần bỏ ít tiền hơn để mua chúng. Một nguyên lí khác của định luật Moore là sựtăng trưởng này diễn ra theo cấp số nhân.

Năm 1965, Moore đã tuyên bố rằng số lượng bóng bán dẫn có thểđặt trên mỗi vi mạch sẽ tăng gấp đôi sau mỗi hai năm. Tuy nhiên, ngày nay, việc tăng gấp đôi số lượng bóng bán dẫn trên chip silicon gần như xảy ra sau mỗi 18 tháng, thay vì sau hai năm.

Ý nghĩa của định luật Moore đối với ngành công nghiệp điện tử

Định luật Moore được xuất bản lần đầu trên tạp chí Điện tử vào năm 1965. Trong khi Moore không thực sự chú ý nhiều đến dự đoán của riêng mình, lời tuyên bố này đã trở thành một chuẩn mực công nghệ cho ngành công nghiệp bán dẫn.

Tầm quan trọng của định luật này đối với các nhà sản xuất chất bán dẫn là rất rõ ràng. Ngành công nghiệp sản xuất bán dẫn đã tạo ra một lộ trình dự đoán kéo dài gần năm thập kỷ từ năm 1971 đến năm 2020. Bộ tài liệu này có tiêu đề "Lộ trình công nghệ quốc tế cho bóng bán dẫn".

Lộ trình này được thiết lập bởi 5 khu vực địa lí đại diện cho gần như tất cả các nhà sản xuất chip. Do đó, tất cả các quyết định về ra mắt sản phẩm và các nỗ lực nghiên cứu đều dựa trên khung thời gian hai năm của định luật Moore.

Ý nghĩa kinh tế của định luật Moore

Một trong những tác động kinh tế của định luật Moore là các thiết bị điện toán tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng theo cấp số nhân về độ phức tạp và sức mạnh tính toán trong khi giảm chi phí tương đương cho nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Các cơ quan liên ngành như Hiệp hội nghiên cứu vật liệu tiếp tục đưa ra những cải tiến và đổi mới trong quá trình nghiên cứu kĩ thuật được sử dụng trong sản xuất mạch tích hợp nhằm tối ưu hóa chi phí và hiệu quả của chip.

Do đó, chi phí sản xuất thấp hơn và độ tin cậy của các công nghệ mớin đã dẫn đến sự cải thiện đáng kể về vốn chủ sở hữu và lợi nhuận hoạt động của ngành công nghiệp bán dẫn và cả ngành điện tử.

Định luật Moore có vai trò lớn trong sự phát triển của công nghệ điện toán đám mây và mạng xã hội ngày càng đòi hỏi khả năng tính toán tăng lên. Mối quan hệ kinh tế giữa nhà sản xuất thiết bị hỗ trợ ngành công nghiệp điện tử, nhà sản xuất chip và thị trường tiêu dùng tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi khả năng ngành công nghiệp điện tử theo kịp các điều kiện của định luật Moore.

Tầm quan trọng của định luật này được nhấn mạnh bởi thực tế là nó đã gây ra sự dịch chuyển công nghệ từ vi điện tử sang điện tử nano và tạo ra một phân khúc công nghiệp - công nghệ nano - đang tăng trưởng theo cấp số nhân.

Sự chuyển dịch này cũng dẫn đến mối quan tâm trong các lĩnh vực mới, bao gồm vật liệu nano và công nghệ tối ưu hóa mới cho sản xuất chất bán dẫn. Mặc dù có các báo cáo phát biểu rằn định luật này có thể đang "chậm lại", nó vẫn là một lời tuyên bố định hướng cho ngành công nghiệp điện tử ngày nay.

Công nghệ sản xuất chip mới của TSMC có thể khiến định luật Moore bị phá vỡ sau hơn nửa thế kỷ.

Xem thêm: Cách Viết Chữ In Đậm Trên Facebook Siêu Dễ Dành Riêng Cho Bạn


Theo SCMP, bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature, tác giả gồm các nhà khoa học từ TSMC, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học Quốc gia Đài Loan (NTU) đã mô tả quy trình sản xuất chip nhỏ hơn 1 nm bằng cách sử dụng bismuth, một nguyên tố bán kim loại làm điện cực cho bóng bán dẫn.

Trong khi những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay có thể sản xuất chip nhỏ đến 3 nm, công nghệ mới sẽ "phá vỡ giới hạn của định luật Moore", Chih-I Wu, Giáo sư đến từ NTU, đồng tác giả bài nghiên cứu cho biết.

Định luật Moore có thể bị phá vỡ bởi công nghệ sản xuất chip dưới 1 nm của TSMC. Ảnh: Reuters.

Một trong những cản trở khi cải tiến quy trình sản xuất chip nằm ở cấu trúc và chọn vật liệu phù hợp. Theo Tom"s Hardware, việc thu nhỏ kích thước chip nhưng số bóng bán dẫn dày đặc có thể làm tăng điện trở tại các điện cực, ảnh hưởng đến hiệu năng hoạt động.

Nghiên cứu cho thấy sử dụng bismuth làm điện cực giúp giảm đáng kể điện trở, tăng cường độ dòng điện bóng bán dẫn. Hiện tại, công nghệ của TSMC sử dụng vonfram làm điện cực, còn Intel là coban.

Công nghệ sản xuất chip dưới 1 nm của TSMC vẫn đang được thử nghiệm trước khi sản xuất hàng loạt trong vài năm tới. Ngoài ra, các nghiên cứu tiếp theo có thể cân nhắc việc sử dụng chất liệu điện cực khác thay vì bismuth.

Được phát hiện vào năm 1965 bởi đồng sáng lập Intel Gordon Moore, định luật Moore đã trở thành quy tắc cho sự tiến bộ của công nghệ bán dẫn. Theo định luật này, lượng bóng bán dẫn (transistor) trên một con chip sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 2 năm, trong khi mức năng lượng tiêu thụ giảm đi một nửa.

Những năm qua, các hãng chip trên thế giới liên tục đầu tư vào bán dẫn, lĩnh vực công nghệ được đánh giá then chốt trong tương lai.

Đầu tháng 5, hãng IBM của Mỹ đã giới thiệu công nghệ sản xuất chip 2 nm đầu tiên trên thế giới. Quy trình này có thể giúp tăng thời lượng pin cho smartphone gấp 4 lần, cắt giảm khí thải carbon của trung tâm dữ liệu, tăng tốc độ laptop và hỗ trợ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hiệu suất cao.

Trung Quốc cũng đang tìm cách bắt kịp Mỹ trong lĩnh vực bán dẫn, trong bối cảnh những tiến bộ công nghệ có thể khiến định luật Moore bị phá vỡ. Theo SCMP, chính phủ Trung Quốc đã đề ra kế hoạch 5 năm, nhắc đến công nghệ bán dẫn tiềm năng "hậu" định luật Moore.


Chuyện gì xảy ra nếu con người có chip trong não Elon Musk tạo ra một thiết bị được hỗ trợ bởi AI, nhằm tương tác với não bộ của con người. Nhưng liệu điều đó có thực sự là ý tưởng hay?

Con chip nhỏ nhất thế giới có thể cấy vào cơ thể người

Con chip được tạo ra bởi các kỹ sư của trường đại học Columbia có thể được cấy vào cơ thể người để theo dõi tình trạng sức khỏe.


Intel ra mắt chip thế hệ 11, vượt qua các đại diện của AMD Ryzen

Với dòng chip mới, Intel cho thấy hãng đã sẵn sàng để phân định lại thị phần chip máy tính, trong bối cảnh đối thủ AMD liên tục đưa ra các model hiệu năng cao, giá cạnh tranh.


Quy trình sản xuất chip dưới 1 nm Moore Intel TSMC IBM chip xử lý bóng bán dẫn định luật phá vỡ công nghệ máy tính điện cực


Chiếc Mac
Book được yêu thích nhất sắp có thiết kế mới

0 1

Mac
Book Air 2021 có thể được Apple ra mắt vào cuối năm với nhiều tùy chọn màu sắc và chip xử lý mạnh hơn.

*

Bạn không nên mua Mac
Book M1 lúc này

0

Sau màn ra mắt thành công của chip xử lý M1, Apple đã sẵn sàng giới thiệu Mac
Book M2 trong nửa cuối năm nay. Do đó, hãy chờ đợi để có quyết định sáng suốt.

*

Smartphone, ôtô sắp mua của bạn có thể đắt hơn

0 7

Tình trạng khan hiếm chip trên toàn cầu có thể ảnh hưởng đến kế hoạch mua xe hơi, smartphone của bạn.