DIM LÀ GÌ TRONG LOGISTICS - CÁCH TÍNH TRỌNG LƯỢNG VÀ CHI PHÍ LOGISTICS

-
*

*
*

Để quý khách hàng có thể nắm rõ các loại phí trong vận tải biển,
*
công ty Rồng Biển xin được giải thích các phíthường gặp trong ngành logistics:

→ PHÂN BIỆT PHÍ DEMURRAGE, DETENTION VÀ STORAGE CHARGE

→ PHỤ PHÍ GIẢM THẢI LƯU HUỲNH - LOW SULPHUR SURCHARGE

1/ Phí GRI (General Rate Increase): phụ phí của cước vận chuyển

- Phí tăng giá vận chuyển. Phí chỉ xảy ra vào mùa hàng cao điểm

2/ Phí PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm

- Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu hoặc từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau đối với các tuyến Châu Á để chuẩn bị hàng cho dịp Tết Nguyên Đán và nhu cầu sản xuất đầu năm mới.

Bạn đang xem: Dim là gì trong logistics

3/ Phí BAF (Bunker Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệu. Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor)…

- Phí BAF (Bulker Adjustment Factor): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Âu).- Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Á).- Phí này nếu nhập theo điều kiện FOB thì shipper và consignee thỏa thuận xem bên nào trả (thường là shipper trả).

4/ Phí CAF (Currency Adjustment Factor):Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ.

– Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ…

5/ Phí COD (Change of Destination):Phụ phí thay đổi nơi đến

– Là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ…

6/ Phí LSS (Low Sulphur Surcharge):Phụ phí giảm thải lưu huỳnh (Click vào đây đểhiểu rõhơn)

7/ Phí DDC (Destination Delivery Charge):Phụ phí giao hàng tại cảng đến

- Không giống như tên gọi thể hiện, phụ phí này không liên quan gì đến việc giao hàng thực tế cho người nhận hàng, mà thực chất chủ tàu thu phí này để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng. Người gửi hàng không phải trả phí này vì đây là phí phát sinh tại cảng đích.

8/ Phí PCS (Panama Canal Surcharge):Phụ phí qua kênh đào Panama

- Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Panama.

9/ Phí PCS (Port Congestion Surcharge): Phí tắc ngẽn cảng

- Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu (vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn).

10/ Phí SCS (Suez Canal Surcharge):Phụ phí qua kênh đào Suez

- Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez.

11/ Phí AMS (Automatic Manifest System): Phí khai báo hải quan tự động cho nước nhập khẩu (thường là đi Mỹ, Canada, Trung Quốc)

- Phí này khai báo trên hệ thống rất phức tạp. Thường các Forwarder hỗ trợ khai giùm shipper.

12/ Phí CIC (Container Imbalance Charge) hay “Equipment Imbalance Surcharge”

- Là phụ phí mất cân đối vỏ container hay còn gọi là phí phụ trội hàng nhập. Có thể hiểu nôm na là phí chuyểnvỏ container rỗng. Đây là một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.

13/ Phí ENS (Entry Summary Declaration): Phí khai Manifesh tại cảng đến cho các lô hàng đi EU

- Làmột loại phụphíkê khai sơ lược hàng hóa nhập khẩu vào Liên hiệp châu Âu (EU) nhằm đảm bảo tiêu chuẩn an ninh cho khu vực EU.

14/ Phí AFR (Advance filing rules):phí khai manifest bằng điện tử cho hàng hóa nhập khẩu vào Nhật

15/ Phí Bill (Bill of Lading / AWB)

- Phí này là phí chứng từ để hãng tàu làm vận đơn và các thủ tục về giấy tờ cho lô hàng xuất khẩu. Hãng tàu / Forwarder phải phát hành một bộ bill gọi là Bill of Lading (hàng vận tải bằng đường biển) hoặc Airway bill(hàng vận tải bằng đường không).

16/ Phí D/O (Delivery order): Phí lệnh giao hàng.

- Khi có một lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì consignee phải đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng, mang ra ngoài cảng xuất trình chokho (hàng lẻ) / làm phiếu EIR (hàng container FCL) thì mới được lấy hàng.

17/ Phí THC (Terminal Handling Charge): Phí xếp dỡ tại cảng

Là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ
CY ra cầu tàu… Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác và hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi và người nhận hàng) khoản phí gọi là THC.

18/ Phí Handling:

- Phí này là do các Forwarder đặt ra để thu Shipper/Consignee. Đại khái Handling là quá trình một Forwarder đại diện cho đại lý ở nước ngoài tại Việt Nam thực hiện một số công việc như khai báo manifest với cơ quan hải quan, phát hành B/L, D/O cũng như các giấy tờ liên quan...

19/ Phí CFS (Container Freight Station fee): Phí xếp dỡ và quản lý của kho tại cảng

- Phí này là kho thu trên mỗi CBM cho các chi phí xếp dỡ, quản lý, đóng hàng vào container (hàng xuất), dỡ hàng ra khỏi container (hàng nhập), … cho các lô hàng lẻ.

20/ Phí Cleaning container: Phí vệ sinh container

- Sau mỗi lần vận chuyển container cần được rửa và phơi khô nhằm đảm bảo tình trạng tốt của container. Phí này hãng tàu thu để làm việc rửa container.

Xem thêm: Lập Trình Html Css Javascript Là Gì ? Mối Quan Hệ Giữa Html, Css Và Javascript

21/ Phí Amendment fee: Phí Sửa Bill

- Áp dụng khi cần chỉnh sửa B/L. Khi phát hành một bộ B/L cho shipper, domột nguyên nhân nào đó cần chỉnh sửa một số chitiết trên B/L mà shipper đã lấy bộ bill về hoặc quá thời gian chỉnh sửa. Shipper yêu cầu hãng tàu / forwarderchỉnh sửa bill thì sẽ bị thu phí chỉnh sửa.

22/ Phí STORAGE: Phí lưu container tại bãi của cảng (Click vào đây đểhiểu rõhơn)

23/ Phí DEM (DEMURRAGE): Phí lưu container tại bãi của hãng tàu (Click vào đây để hiểu rõ hơn)

24/ Phí DET (DETENTION): Phí lưu container tại kho riêng của khách(Click vào đây để hiểu rõ hơn)

25/ Thu hộ Phí IFB:

- Là việc cước phí vận chuyển hàng đóng container, hàng lẻ, hàng xá… lẽ ra phải trả tại nước XK bởi người XK, nhưng do một lý do nào đó (do điều kiện giao hàng chẳng hạn, do thỏa thuận giữa exporter và importer chẳng hạn) mà phí này được trả bởi importer tại nơi đến.

Các công ty forwarder tại nơi đến có nghĩa vụ thu giùm các đại lý của họ ở nước ngoài cước phí vận tải và trả lại cho các đại lý đó.

26/ Phí ISF (Importer Security Filing): Phí kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu.

- Ngoài việc phải kê khai thông tin hải quan Mỹ tự động, tháng 1-2010 Hải quan Mỹ và Cơ quan bảo vệ biên giới Mỹ chính thức áp dụng thêm thủ tục kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu (ISF – Importer Security Filing)

27/ Phí ISPS (International ship and port facility security): Phụ phí an ninh tàu và cảng quốc tế

- Phí này phát sinh sau vụ 11/09, một số hãng tàu đầu tư hệ thống kiểm soát chặt chẽ hơn để bảo hộ hàng hóa và thu phí này

28/ Phí chạy điện: áp dụng cho hàng lạnh,chạy container lạnh tại cảng. phải cắm điện vào container để cho máy lạnh của container chạy và giữ nhiệt độ cho hàng đóng trong container lạnh.

DEM và DET là gì? Cách phân biệt giữa DEM, DET và phí Storage
*

Trong vận chuyển hàng hóa, DEM và DET là hai loại phí local charge rất phổ biến. Tuy nhiên, đối với những người mới hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu việc phân biệt giữa DEM và DET thường sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong bài viết này, các chuyên gia của LEC Group sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn có được cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này.

DEM và DET là gì?

1. DEM là gì?

DEM (demurrage charge) là phí lưu container tại bãi của cảng do hãng tàu thu. Bản chất của DEM là cảng sẽ tiến hành thu phí của hãng tàu. Sau đó, hãng tàu sẽ thu lại từ khách hàng và đóng lại cho cảng theo thỏa thuận riêng. Phí DEM được tính trên mỗi đơn vị container.

*

Tại mỗi hãng tàu sẽ có những chính sách về thời gian (hoặc ngày) miễn phí khi lưu container tại bãi cho khách hàng. Khi quá thời hạn miễn phí này thì hãng tàu mới bắt đầu tính phí cho khách hàng.

Đối với hàng nhập:

Thời gian miễn phí DEM là khoảng 1-7 ngày đối với container khô, 1-3 ngày đối với container lạnh. Bạn sẽ hoàn toàn được miễn phí DEM trong khoảng thời gian này.Phí DEM được tính kể từ ngày quá hạn đến ngày bạn lấy hàng.Phí DEM được tính bằng đơn vị là tiền/ ngày/ container (tùy thuộc vào chủng loại, kích thước của container).

Đối với hàng xuất:

*

Thời gian miễn phí DEM là khoảng 1-7 ngày đối với container khô, 1-3 ngày đối với container lạnh. Bạn sẽ hoàn toàn được miễn phí DEM trong khoảng thời gian này.Đối với hàng xuất thường rất ít khi phải đóng phí DEM. Chỉ trong trường hợp bạn bị rớt hàng do thanh lý hải quan trễ và phải đi chuyến sau hoặc do một số lý do khác.

2. DET là gì?

DET (detention charge) là phí lưu container tại kho được đóng cho hãng tàu. Tương tự như với phí DEM, phí DET cũng có chính sách miễn phí lưu container trong khoảng thời gian (hoặc ngày). Phí DET được tính theo ngày và tùy thuộc vào chủng loại, kích thước của container.

*

Đối với hàng nhập: phí DET được tính kể từ ngày trả rỗng trễ so với thời gian miễn phí.

Đối với hàng xuất: phí DET được tính từ ngày hãng tàu cho phép bạn lấy container so với ngày bạn lấy container. Trong trường hợp nếu bạn lấy sớm hơn thì bạn sẽ phải trả phí. Còn nếu lấy trễ hơn thì bạn sẽ không bị tính phí DET này.

Phí Storage là gì?

Storage Charge là phí lưu container tại cảng mà khách hàng đóng trực tiếp cho cảng (không thông qua hãng tàu). Đây là loại phí được tách ra từ phí DEM, vì vậy rất dễ gây nhầm lẫn và tranh cải. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng trong trường hợp cảng đang lưu giữ hàng hóa của bạn, thời gian miễn phí DEM đã hết. Lúc này bạn phải đóng phí lưu container trực tiếp cho cảng, phí này được gọi là storage charge.


Những điểm lưu ý về DEM và DET

Khi đóng hàng tại bãi sẽ không phải chịu phí DET.Phí DEM và DET, Storage charge được tính dựa trên số ngày bị trễ, chủng loại và kích thước của container. Thông thường, container lạnh thường có mức phí này cao hơn rất nhiều so với các loại container khác.

*

Thời gian miễn phí DEM và DET sẽ được tính luôn cho cả ngày nghỉ lễ, thứ 7 và chủ nhật. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt mới có sự linh động cho khách hàng.Phí DEM và DET có mức phí khác nhau phụ thuộc vào từng hãng tàu khác nhau.Có thể xin thêm hạn miễn phí DEM và DET nếu thuộc các trường hợp sau: hãng tàu có áp dụng chính sách miễn phí, uy lực của khách hàng như số lượng volume hàng tháng, mối quan hệ với hãng tàu,…Khi booking hàng, hãy chú ý rằng, cho dù bạn làm hợp đồng theo điều kiện nào trong incoterm. Phải luôn làm rõ về thời gian miễn phí DEM và DET tại cảng xếp, dỡ hàng.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có được cái nhìn toàn diện hơn về DEM và DET. Hãy liên hệ với LEC Group ngay hôm nay nếu bạn cần sự hỗ trợ nhé!

Công Ty Cổ Phần LEC Group