CHU NGUYÊN CHƯƠNG VÀ MINH GIÁO CỦA TRƯƠNG VÔ KỴ THỰC SỰ LÀ GÌ?

-
Trong kiếm hiệp Kim Dung, Ma giáo được miêu tả là môn phái lớn mạnh, đủ sức đối địch với toàn bộ võ lâm và hoạt động một cách rất bí ẩn. Các đời giáo chủ Ma giáo sở hữu võ công cao cường, thậm chí là vô địch thiên hạ, có thể kể đến là Trương Vô Kỵ và Đông Phương Bất Bại. Trong lịch sử Trung Quốc, sức ảnh hưởng của Ma giáo không chỉ dừng lại ở giang hồ mà còn liên quan đến sự tồn vong của cả một triều đại.

Trương Vô Kỵ - giáo chủ nổi tiếng nhất của Ma giáo trong truyện Kim Dung (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Ma giáo xuất hiện nhiều và được miêu tả cụ thể nhất trong tác phẩm Ỷ thiên đồ long ký của Kim Dung. Theo đó, Ma giáo (còn gọi là Minh giáo) có nguồn gốc từ Ba Tư, được truyền vào Trung Hoa vào thời Đường và có hàng vạn tín đồ.

Bạn đang xem: Chu nguyên chương và minh giáo

Trương Vô Kỵ là giáo chủ nổi tiếng nhất của Ma giáo. Trong trận chiến trên đỉnh núi Quang Minh, Trương Vô Kỵ sử dụng bộ võ công Càn khôn đại na di, một mình đánh bại 6 đại môn phái. Sau khi giải cứu thành công các thủ lĩnh của Ma giáo, Trương Vô Kỵ được tôn làm giáo chủ đời thứ 34.

Trương Vô Kỵ đã giúp Ma giáo từ một giáo phái bị vu là “ma quỷ” khôi phục danh tiếng, trở thành thủ lĩnh của các cuộc khởi nghĩa chống nhà Nguyên. Đặc biệt, theo Ỷ thiên đồ long ký, Chu Nguyên Chương – hoàng đế sáng lập nhà Minh – cũng có xuất thân từ Ma giáo.

Trong Ỷ thiên đồ long ký viết: “Minh giáo xuất xứ từ nước Ba Tư, truyền vào Trung thổ thời Đường Võ Hậu (Võ Tắc Thiên). Thời đó có người Ba Tư tên Phí Đa Diên mang bộ Tam Tông kinh của Minh giáo đến Đường triều và bắt đầu truyền giáo. Tới năm Hội Xương thứ 3 (thời Đường Vũ Tông) thì triều đình ra lệnh giết giáo đồ. Minh giáo đi vào hoạt động bí mật”.

Ma giáo trong kiếm hiệp luôn đối địch với các môn phái lớn của võ lâm (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Theo kiếm hiệp Kim Dung, Ma giáo tập hợp nhiều cao thủ võ lâm có tính tình cổ quái, không hành động theo lễ giáo thông thường mà có vẻ mờ ám, bí mật nên bị giới võ lâm chính phái kỳ thị. Thù oán giữa Ma giáo với võ lâm chính phái rất sâu đậm, kéo dài hàng trăm năm, mỗi lần gặp nhau đều xảy ra chém giết.

Tuy nhiên, trong các tiểu thuyết của Kim Dung, các nhân vật danh môn chính phái không hẳn toàn người tốt và người trong Ma giáo cũng không hẳn là xấu. Có những nhân vật chính phái nhưng càng về sau càng lộ tâm địa xấu xa, và có những nhân vật thuộc về Ma giáo nhưng trọng tình nghĩa.

Trong tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ, Ma giáo được gọi với một cái tên khác là Nhật nguyệt thần giáo (chữ “nhật” và chữ “nguyệt” trong Hán tự khi ghép lại với nhau sẽ tạo thành chữ “minh”). Dưới sự lãnh đạo của Đông Phương Bất Bại, thế lực của Ma giáo trở nên hùng mạnh nhưng không đi theo con đường chính nghĩa mà thường chèn ép các môn phái khác trong võ lâm. Lúc này, chỉ còn có Thiếu Lâm tự là được Ma giáo kiêng nể vài phần.

Nhiều đời giáo chủ Ma giáo xuất hiện trong truyện Kim Dung như Dương Đỉnh Thiên, Trương Vô Kỵ, Nhậm Ngã Hành, Đông Phương Bất Bại đều được miêu tả là sở hữu những tuyệt kỹ võ công cao cường, không hề “đụng hàng” với các môn phái khác. Các bộ võ công Ma giáo nổi tiếng nhất là Càn khôn đại na di, Quỳ hoa bảo điển và Hấp tinh đại pháp đều có xuất xứ từ bên ngoài Trung Hoa.

Ma giáo là giáo phái có thật trong lịch sử, truyền vào Trung Quốc từ thế kỷ thứ 3 SCN (ảnh: Kknews)

Người thường chỉ cần học được một môn tuyệt kỹ của Ma giáo là đã đủ xưng bá võ lâm. Tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc họ đã gia nhập “bàng môn tả đạo” và sẽ bị “danh môn chính phái” trong giang hồ coi thường, truy sát. Dù hiếm khi hành hiệp trượng nghĩa, Ma giáo vẫn gây ấn tượng và được nhiều độc giả yêu thích vì sự bí ẩn, cách “hành tẩu giang hồ” không theo chuẩn mực, không quan tâm miệng lưỡi thế gian.

Theo History, Ma giáo là tôn giáo có thật trong lịch sử Trung Quốc và xuất phát từ Mani giáo, do giáo chủ đầu tiên là Mani sáng lập vào thế kỷ thứ 3 SCN.

Mani (216 – 277), sinh ra trong một gia đình quý tộc ở đế quốc Ba Tư (Iran ngày nay). Năm 14 tuổi, Mani tuyên bố mình được Chúa trời giác ngộ và thành lập Mani vào năm 240. Mani giáo chia làm 5 cấp bậc bao gồm tông đồ, tín đồ, giám mục, trưởng lão và giáo chủ. Họ thường ăn chay, mặc đồ trắng và phải cầu nguyện 7 lần mỗi ngày.

Mani khi sáng lập Mani giáo từng phát lời thề là truyền bá giáo phái này đến mọi quốc gia, trở thành tôn giáo thế giới.

“Tôn giáo do ta sáng lập tốt hơn 10 lần so với bất kỳ tôn giáo nào khác từng tồn tại trong quá khứ. Các tôn giáo trước đây chỉ giới hạn ở một quốc gia với một ngôn ngữ. Tôn giáo của ta sẽ được phổ biến ở mọi quốc gia với bất kỳ ngôn ngữ nào. Cả phương Đông và phương Tây rồi sẽ nghe thấy tiếng nói từ các sứ giả của ta”, một bản kinh Mani được tìm thấy ở vùng Tulufan (Tân Cương, Trung Quốc) chép.

Mani giáo bị triều đình đàn áp, thẳng tay truy sát (ảnh: Xuehua)

Học thuyết của Mani giáo cho rằng, khi thế giới mới hình thành, chỉ có bóng tối và ánh sáng. Bóng tối chứa đầy những điều xấu xa, tội ác, trong khi ánh sáng mang tới sự đẹp đẽ và hy vọng. Minh vương – thủ lĩnh của ánh sáng – và Ma vương – đại diện cho bóng tối – liên tục giao chiến với nhau. Minh vương cuối cùng giành được thắng lợi nhưng thế giới rồi sẽ đến ngày bị hủy diệt. Nhiệm vụ của Mani giáo là thờ phụng Minh vương, chờ đợi sự dẫn dắt của ngài đưa con người về với thế giới ánh sáng.

Cựu Đường thư (chính sử nhà Đường, Trung Quốc) chép, năm 694, một thương gia người Ba Tư đã tới Trung Hoa thông qua Con đường Tơ lụa và bắt đầu truyền bá các giáo lý của Mani giáo. Mani giáo được Võ Tắc Thiên – nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc – ủng hộ.

Năm 755, An Lộc Sơn dấy binh làm loạn, nhà Đường lâm nguy. Sau khi An Lộc Sơn chiếm thành Trường An, rồi cả Lạc Dương, Đường Huyền Tông phải nhờ tới sự giúp đỡ của nhiều bộ tộc thiểu số để chống đỡ, trong đó có Duy Ngô Nhĩ – những người rất sùng bái Mani giáo.

Năm 763, biến loạn An Lộc Sơn bị dẹp tan, để trả ơn người Duy Ngô Nhĩ, nhà Đường cho phép Mani giáo được mở rộng hoạt động, thu nhận tín đồ. Năm 806, Đường Hiến Tông cho phép Mani giáo lập chùa ở kinh thành Trường An, gọi là Đại Vân Quang Minh Tự.

Để có thể thu nhận được nhiều tín đồ, thủ lĩnh của Mani giáo cố ý diễn giải các bộ kinh của Phật giáo, Đạo giáo – 2 tôn giáo lớn ở Trung Hoa – theo hướng có lợi cho mình. Những tín đồ Mani giáo cho rằng Đức Phật, Lão tử và giáo chủ Mani của họ là 3 thể của một đấng sáng tạo duy nhất. Giáo chủ Mani được xưng tụng là “Quang Minh Mani Phật” và điều này khiến nhiều vị vua nhà Đường (vốn rất coi trọng Phật giáo, Đạo giáo) không hài lòng.

Đến năm 843, thế lực của người Duy Ngô Nhĩ đã suy giảm đáng kể, nhà Đường bắt đầu cấm truyền bá Mani giáo, gọi đây là “bàng môn tả đạo”. Nhiều đền chùa của Mani giáo bị phá hủy, kinh sách bị đốt và giáo đoàn bị bắt giữ, tàn sát. Để tránh tai vạ, những thủ lĩnh của Mani giáo quyết định đưa giáo phái vào hoạt động bí mật. Mani giáo sau đó cũng đổi tên thành Minh giáo, nhưng triều đình gọi là “Ma giáo”. Sự kiện này trong lịch sử gọi là “Hội Xương pháp nạn”.

Tượng “Quang Minh Mani Phật” của Mani giáo (ảnh: Sohu)

Sau khi nhà Đường diệt vong (năm 907), Trung Quốc rơi vào thời kỳ Ngũ đại – Thập quốc cát cứ phân tranh đầy biến động. Minh giáo nhân cơ hội này mở rộng hoạt động, thành lập nhiều cơ sở thờ tự và đẩy mạnh thu nhận tín đồ. Theo Sohu, Minh giáo luôn có chỗ đứng vào thời điểm các triều đại Trung Quốc xảy ra biến cố, chiến tranh.

Giáo lý của Minh giáo chủ trương tuyên truyền việc “ánh sáng sẽ đánh bại bóng tối”, càng có nhiều tín đồ, thế lực ánh sáng sẽ càng mạnh, nên nhận được niềm tin của nhiều tầng lớp nhân dân – những người chịu hậu quả nặng nề nhất do chiến tranh, loạn lạc và luôn khao khát một thế giới mới tươi sáng hơn.

Đến thời nhà Tống, Minh giáo phát triển mạnh và có hàng vạn tín đồ. Tống sử chép, năm 1120, Phương Lạp người ở huyện Thanh Khê, Chiết Giang cùng thủ hạ nổi dậy chống triều đình. Phương Lạp tự xưng là “Thánh công” - thủ lĩnh của Minh giáo - và kêu gọi tín đồ khắp nơi vùng dậy khởi nghĩa.

“Quân Phương Lạp không dùng cung tên, giáo mác, không mặc áo giáp, chỉ dùng chuyện quỷ thần để mê hoặc lòng dân. Lúc đông nhất có tới hàng vạn người đi theo”, Tống sử chép.

Năm 1121, cuộc khởi nghĩa của Phương Lạp bị dẹp tan, Minh giáo bị nhà Tống đàn áp nhưng vẫn âm thầm hoạt động.

Cuối thời Nguyên, Minh giáo trở thành một trong những lực lượng chính chống đối triều đình. Theo Sohu, Chu Nguyên Chương – hoàng đếđầu tiên của nhà Minh – rất có thể từng là tín đồ của Minh giáo.

Tháng 1.1368, Chu Nguyên Chương đánh đuổi nhà Nguyên về Mông Cổ, lên ngôi hoàng đế, lấy quốc hiệu là Minh. Việc vì sao Chu Nguyên Chương gọi triều đại do mình sáng lập là Minh đến nay vẫn là điều bí ẩn trong lịch sử Trung Quốc.

Minh không phải vùng đất hay địa danh nào có liên quan đến Chu Nguyên Chương, không có nguồn gốc từ các triều đại trước, cũng không phải chức tước nào mà ông từng được phong.

Trong lịch sử Trung Quốc, chưa từng có ai lập căn cứ khởi nghĩa ở khu vực phía nam, đánh ngược ra bắc mà thành công như Chu Nguyên Chương. Thành công của Chu Nguyên Chương trong việc sáng lập nhà Minh là chưa từng có tiền lệ và tên gọi của triều đại này rất có thể liên quan tới một số đặc điểm riêng tư trong cuộc đời ông.

Hoàng đế Chu Nguyên Chương của nhà Minh bị nghi ngờ từng là tín đồ của Minh giáo (ảnh: Daytime)

Nguyên sử chép, năm Chí Chính thứ 12 (1352), Chu Nguyên Chương gia nhập Hồng Cân quân (quân khăn đỏ) do Quách Tử Hưng lãnh đạo. Quân khăn đỏ vốn xuất phát từ sự liên minh giữa các tôn giáo chống nhà Nguyên thời bấy giờ như Minh giáo, Bạch Liên giáo và Di Lặc giáo.

Xem thêm: Danh sách 32 cửa hàng etude house rút khỏi việt nam ? etude house

Được sự tín nhiệm của Quách Tử Hưng, Chu Nguyên Chương trở thành phó soái của quân khăn đỏ. Sau khi Quách Tử Hưng chết, Chu Nguyên Chương lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống nhà Nguyên. Những tình tiết trong lịch sử này khiến giới nghiên cứu lịch sử ngờ rằng Chu Nguyên Chương là tín đồ của Minh giáo và quốc hiệu Minh do ông đặt ra có liên quan mật thiết đến giáo phái này.

Minh sử không chép việc Chu Nguyên Chương từng là tín đồ của Minh giáo nhưng ghi nhận rằng, sau khi lên ngôi hoàng đế, một trong những việc đầu tiên ông làm là tiêu diệt Minh giáo. Năm Hồng Vũ nguyên niên (1368), Chu Nguyên Chương ra lệnh cấm “dị giáo dân gian”, chủ trương công kích Minh giáo, đề cao Phật giáo và Nho giáo.

Theo The Paper, Chu Nguyên Chương rất có thể đã nhận ra sự nguy hiểm của một giáo phái lớn mạnh, hoạt động ngầm như Minh giáo nên quyết tâm thanh trừng. Khác với nhà Đường và Tống, cuộc đàn áp Minh giáo dưới sự chỉ huy của Chu Nguyên Chương diễn ra vô cùng gắt gao. Hàng nghìn tín đồ Minh giáo không chịu cải đạo đã bị giết hại. Đến cuối thời Minh, không còn ghi chép nào về sự xuất hiện của Minh giáo ở Trung Quốc.

Trong tiểu thuyết Ỷ thiên đồ long ký, Minh giáo cùng Thiếu Lâm, Cái Bang và Võ Đang là 4 môn phái mạnh nhất giang hồ.

Tuy nhiên, khác với 3 môn phái còn lại, Minh giáo chủ trương khởi nghĩa chống nhà Nguyên. Chu Nguyên Chương vì vậy chọn gia nhập Minh giáo, trở thành thuộc hạ đắc lực của Trương Vô Kỵ. Chu Nguyên Chương nhờ vào lực lượng của Minh giáo mà đánh đổ nhà Nguyên, sáng lập nhà Minh.

Theo Wenshigu, năm 1903, giáo sư A.Granweldel – chuyên gia thuộc Bảo tàng Nhân chủng học Berlin (Đức) – đã khai quật được một số lượng lớn bản kinh của Mani giáo ở Tân Cương, Trung Quốc.

Năm 1913, bức tượng “Quang Minh Mani Phật” được phát hiện ở tỉnh Phúc Kiến. Đây là bức tượng từng được các tín đồ Mani giáo thờ phụng duy nhất còn sót lại trên thế giới.

Năm 2009, hàng loạt di tích thờ tự, kinh sách của Mani giáo được phát hiện ở thành phố Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến. Đây là những bằng chứng rõ ràng nhất về sự xuất hiện và hoạt động mạnh mẽ của Mani giáo tại Trung Quốc.

Minh giáo hiện nay thường không còn ai biết đến nữa nhưng lại không phải là một cái tên xa lạ một chút nào. Tất cả là nhờ tác phẩm...


*

Minh giáo hiện nay thường không còn ai biết đến nữa nhưng lại không phải là một cái tên xa lạ một chút nào. Tất cả là nhờ tác phẩm Ỷ Thiên Đồ Long Ký của Kim Dung, hình ảnh Minh giáo mặc dù được xây dựng theo hình tướng một bang phái giang hồ hơn là một tôn giáo nhưng được ưu ái rất nhiều với hàng loạt các nhân sĩ anh hùng và cuộc nổi dậy nhân dân chống triều đình nhà Nguyên giành thắng lợi cuối cùng đưa Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế.
*

Minh giáo không phải là sản phẩm tưởng tượng của Kim Dung mà là một tôn giáo có thật trên thế giới với nhiều đặc điểm thần bí thú vị và cũng gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Tuy nhiên, Minh giáo của Kim Dung lại không đơn thuần chỉ là Minh giáo mà còn là sự kết hợp với Bái Hỏa giáo, Bạch Liên giáo, Di Lặc giáo và các sự kiện, nhân vật lịch sử Trung Hoa. Để hiểu được Minh giáo trong thế giới của Kim Dung, phải đi tìm hiểu thực hư từng thứ một riêng rẽ nhưng trong mối quan hệ tương quan với nhau.
Minh giáo của Kim Dung được miêu tả là một tôn giáo thờ lửa, vật chứng chưởng môn là thánh hỏa lệnh. Tuy nhiên, đây không phải là đặc điểm của Minh giáo mà là Bái Hỏa giáo. Cả Bái Hỏa giáo và Minh giáo đều xuất phát từ Ba Tư, có những điểm tương đồng nhưng cơ bản là khác biệt. Tuy nhiên vì một lý do nào đó mà Kim Dung quyết định gộp hai tôn giáo này lại.
*

Bái Hỏa giáo Zoroastrianism là một trong những tôn giáo cổ xưa nhất trên thế giới còn tồn tại đến ngày nay do Tiên tri Zoroaster (Zarathushtra) sáng lập (theo nhiều tài liệu) từ trước năm 1000 TCN tại đế quố Ba Tư cổ đại. Tín đồ Bái Hỏa giáo tôn vinh vị thần trí tuệ theo tiếng Ba Tư là Ahura Mazda. Mặc dù thời kì cực thịnh của Bái Hỏa giáo chỉ còn trong quá khứ, hiện tại quê nhà Iran đã có Hồi giáo thống trị, ở Trung Quốc đã bị dần xóa bỏ từ lâu, một số nơi khác chỉ là một cồng đồng thiểu số ít ỏi nên không được nhiều người quan tâm, tuy nhiên, những giá trị và tác động của Bái Hỏa giáo đối với nền văn minh nhân loại hiện đại vẫn cực kì lớn.
Bái Hỏa giáo hiện được coi là tôn giáo độc thần cổ xưa nhất và có tác động mạnh mẽ lên các tôn giáo toàn cầu độc thần sau này như Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo. Các khái niệm về một Thiên Chúa duy nhất, thiên đường, địa ngục, thiên thần (Micheal, Gabriel, Raphael), ngày tận thế được cho đều được sáng tạo trước tiên trong lòng Bái Hỏa giáo. Tôn giáo này được cho là ảnh hướng tới lịch sử Do Thái giáo trong giai đoạn đế quốc Ba Tư thống trị toàn bộ Trung Đông suốt hơn 10 thế kỉ từ thế kỉ VI TCN.
Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều câu chuyện tương đồng với Kinh Thánh Cựu Ước trong niềm tin của Bái Hỏa giáo như Thiên Chúa tạo dựng trời đất, cặp vợ chồng thủy tổ đầu tiên của loài người, ngày tận thế người chết sẽ sống lại nghe phán xử từ Thiên Chúa, ngay cả câu chuyện về Tiên tri Moses nhận mặc khải từ Thiên Chúa trong hình hài ngọn lửa cũng đã có những phiên bản tương tự trong tôn giáo Ba Tư này. Đặc biệt, Bái Hỏa giáo cũng không thờ ảnh tượng vì cho rằng Thiên Chúa là đấng thiêng liêng vô hình, tất cả các hình thức miêu tả Thiên Chúa đều bị coi là báng bổ, khá đồng nhất với các tôn giáo độc thần dòng Abraham sau này (trừ Công giáo, Anh giáo và Chính Thống giáo có thờ tượng Chúa Jesus).
Tín đồ Bái Hỏa giáo tin theo bộ kinh Ba Tư cổ đại có tên là Avesta Gatha (A Duy Tư Đà), theo trường phái nhị nguyên, chủ trương phân ra làm hai bên thiện-ác và tự do ý chí. Thiện nguyên là hóa thân của Ahura Mazda hoặc Oocmuzd) còn bên ác nguyên là hóa thân của Angra Mainyu) và con người được sinh ra là chiến trường của cuộc chiến tranh thiện ác này trong đó con người có quyền tự do chọn lựa nhưng đến ngày tận thế sẽ chịu sự phán xử cuối cùng từ Thiên Chúa Ahura Mazda. Tôn chỉ của Bái Hỏa giáo có phần hơi giống với nhân vật Tam Hảo của Xa Thi Mạn trong Cung Tâm Kế (TVB): nói lời hay, làm việc tốt, có lòng thiện. Thánh hỏa chính là biểu tượng của Ahura Mazda và được lưu giữ vĩnh cửu trong các đền thờ.
Bái Hỏa giáo được truyền vào Trung Hoa vào thời Đường, tuy không có ảnh hưởng quá mạnh nhưng vẫn được phép hoạt động trong cộng đồng nhỏ do thu hẹp trong phạm vi chủng tộc và không có chủ trương bành trướng. Cho đến khi nhà Tống có lệnh tiêu diệt tất cả các tôn giáo ngoại bang, đặc biệt là Phật giáo, Bái Hỏa giáo cũng không tránh khỏi kiếp nạn.
Minh giáo là một tôn giáo cận đông do một Tiên tri có tên Mani khởi xướng tại đế quốc Ba Tư thế kỷ III. Cũng do có cùng một cố hương, Mani giáo cũng tin vào thuyết nhị nguyên (nhưng ở đây là giữa Ánh Sáng và Bóng Tối) nên nhiều người cho rằng đây chính là Bái Hỏa giáo hoặc là một nhánh thuộc Bái Hỏa giáo Ba Tư. Tuy nhiên, thần học Minh giáo lại có những điểm đặc biệt hết sức thú vị và khác biệt, đặc biệt Minh giáo không thờ lửa.
Phát triển vào thời kì Bái Hỏa giáo đang thịnh trị, Cơ Đốc giáo cũng đang dần phát triển, Minh giáo Ba Tư đã kết hợp tất cả các tôn giáo xuất hiện trước đó làm tín điều của mình như Phật giáo, Ấn giáo cổ, Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo, Bái Hỏa giáo, các tôn giáo cổ Babylon và Ba Tư. Bản thân Tiên tri Mani cho rằng, ông đã được thiên thần Eltaum mặc khải lời Thiên Chúa giống như việc Đức Phật Thích Ca là tiên tri ở Ấn Độ, Zoroaster ở Ba Tư hay Jesus ở phía Tây, tuy nhiên, chỉ có ông và kinh điển của mình được Thiên Chúa mặc khải mới là tôn giáo hoàn cầu.
Nhiều nguồn ghi nhận việc Mani đã từng tuyên bố mình chính là môn đồ hậu thế của Jesus và chính Jesus cũng là một nhân vật quan trọng trong Minh giáo. Jesus trong Minh giáo được tin là có 3 danh tính, thứ nhất là Jesus Quang Minh (Luminous) – là người được Thiên Chúa giao cho nhiệm vụ truyền đi lời mặc khải tối thượng của mình, thứ hai là Jesus Cứu Thế (Messiah) trong vai trò đối với dân tộc Do Thái và Jesus Cứu Nạn (Suffering) đối với việc phải chịu đóng đinh trên cây thập tự. Tuy nhiên, Jesus trong Minh giáo là một nhân vật thần thánh hoàn toàn nên cũng không có chuyện do trinh nữ Mary sinh ra.
Một số nhân vật của Phật giáo và Ấn giáo cổ cũng xuất hiện trong Minh giáo. Mani từng tuyên bố chính là hiện thân của Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Lặc, Thần Krishna hay Thần Ganesha. Trong đó ảnh hưởng của Phật giáo lên Minh giáo có thể thấy là rõ nét nhất.
Minh giáo được truyền vào Trung Hoa cũng vào thời Đường và thường được xem là một nhánh của Phật giáo. Dần dần, Minh giáo trở thành quốc giáo của vùng Tân Cương của người Hồi và Duy Ngô Nhĩ. Tại trung nguyên, Minh giáo chính thức được Võ Tắc Thiên công nhận vào cuối thế kỉ VII và được thành lập nhiều đền chùa tại kinh đô Trường An có tên Đại Vân Quang Minh tự. Kể từ đó, Minh giáo có điều kiện lan truyền khắp miền Nam Trung Hoa và có ảnh hưởng vô cùng lớn đặc biệt với thuyết “Phật Di Lặc giáng sinh tịnh thổ”.
Tuy nhiên sau đó với chính sách bài giáo “không làm ô tạp văn hóa trung nguyên”, triều đình đã cấm các tôn giáo ngoại bang, tán sát các tôn giáo này hết sức nặng nề, đặc biệt là Phật giáo. Minh giáo vì bị xem là một nhánh của Phật giáo nên cũng bị đàn áp đến mức phải lui về hoạt động bí mật. Bị triều đình truy sát và gieo điều tiếng xấu coi là tà đạo, dần dần chữ Ma trong Mani bị dân gian đổi thành ma trong tà ma.
Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Kim Dung lý giải về điều này trong cuộc nói chuyện giữa Dương Tiêu và Trương Vô Kỵ. Theo đó, khác với Phật giáo và Đạo giáo ở ẩn tránh xa sự đời, giáo đồ Minh giáo luôn phải nêu cao chính nghĩa, giúp đỡ dân lành nên có hiềm khích lớn với quan phủ, đặc biệt là thời Tống và Nguyên. Đến thời kì này, Mani giáo tại chính quốc Ba Tư cũng gặp rất nhiều khó khăn do đối đầu trực tiếp với Bái Hỏa giáo và Cơ Đốc giáo nên suy yếu nặng nề và đứng trước bờ vực tàn lụi. Có thể chính vì lý do này mà Kim Dung đã sáng tạo ra tình tiết Tổng giáo Ba Tư có giáo chủ bị chết nên phải đến trung thổ đón thánh nữ. Sau thời kì này thì Minh giáo Trung Hoa dường như là chi phái duy nhất tồn tại.
Do có hiềm khích với triều đình nhà Tống, nhận thấy dân chúng bị quan quân bóc lột nặng nề, một giáo đồ Minh giáo đầu thế kỉ XII vùng Chiết Giang có tên là Phương Lạp rất được lòng dân chúng đã nổi dậy khởi nghĩa. Phiến quân tuy thất bại nhưng cũng đã để lại nhiều tiếng vang. Trong khi kể lại chuyện của giáo phái cho Trương Vô Kỵ nghe, Dương Tiêu cũng đề cập đến Phương Lạp với tư cách là giáo chủ đời trước của Minh giáo.
Đến cuối thời Nguyên, các phong trào nghĩa quân nổ ra khắp nơi nhằm lật đổ triều đình. Minh giáo đã hợp nhất với Bạch Liên giáo và Di Dặc giáo thành lập phong trào khởi nghĩa Khăn Đỏ ở miền Bắc Trung Quốc với thủ lĩnh là giáo chủ của Bạch Liên giáo Hàn Sơn Đồng. Sau khi Hàn Sơn Đồng tử chiến, con trai là Hàn Lâm Nhi được đưa lên ngôi, thành lập chính quyền “ngụy Tống” tự dưng là Tiểu Minh Vương, thủ lĩnh của toàn bộ nghĩa quân. Đây là những nhân vật lịch sử có thật. Riêng Tiểu Minh Vương Hàn Lâm Nhi sau đó chỉ có danh mà không có quyền, sống phụ thuộc vào các thế lực tự xưng vương khác như Quách Tử Hưng và sau đó là Trần Hữu Lượng, Chu Nguyên Chương… Chu Nguyên Chương sau này trở thành một thế lực mạnh, kiểm soát được Hàn Lâm Nhi cho đến khi đại cục gần thành được cho là đã thủ tiêu minh chủ của toàn nghĩa quân Tiểu Minh Vương để danh chính ngôn thuận lên ngôi Hoàng Đế. Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Hàn Sơn Đồng và Hàn Lâm Nhi cùng với Chu Nguyên Chương (và Từ Đạt…) đều là tín đồ trung thành và tướng quân chính chiến của nghĩa quân Minh giáo chứ không hề nhắc tới Bạch Liên giáo. Di Lặc giáo được nhắc đến trong đoạn Trương Tam Phong và Trương Vô Kỵ trở xuống từ Tung Sơn Thiếu Lâm gặp gỡ Thường Ngộ Xuân đang liều mình cứu ấu chúa. Ấu chúa ở đây được Kim Dung miêu tả là con của Chu Tử Vượng, lãnh đạo của Di Lặc giáo - một chi lưu của Minh giáo. Kim Dung có nhắc đến việc tuy Di Lặc giáo và Thiên Ưng giáo không cùng một tôn giáo nhưng có nguồn gốc sâu xa và đều là Minh giáo Cho đến khi chiếm được thiên hạ, Chu Nguyên Chương lo ngại Trương Vô Kỵ nên đã tìm cách thủ tiêu, Trương Vô Kỵ bỏ đi tuyệt tích cùng Triệu Mẫn.
Việc Chu Nguyên Chương đặt quốc hiệu là Đại Minh có liên quan gì đến Minh giáo hay không vẫn là một câu hỏi không có lời giải đáp. Tuy nhiên, Minh giáo là một bộ phận lớn trong các nghĩa quân là sự thật và không thể truy nguyên được ở bất cứ đâu chữ “Minh” này.
*

Tuy nhiên, sau khi lên ngôi, cũng chính là Chu Nguyên Chương hạ chiếu cấm giáo đối với các tín đồ Minh giáo và cả Bạch Liên giáo, có thể là lo sợ tầm ảnh hưởng của các tôn giáo này vì thực tế chính ông cũng nhờ đó mà đi lên. Công cuộc đàn áp sau đó diễn ra hết sức khốc liệt, Minh giáo một lần nữa bị coi là tà giáo và phải sống lay lắt cho tới khi tàn lụi hoàn toàn. Riêng Bạch Liên giáo có thay đổi chút ít, một số nhánh phải vẫn có thể tồn tại được.
Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, Nhật Nguyệt thần giáo dù không được nói rõ nhưng có thể được xem là đời sau của Minh giáo do chữ Nhật và Nguyệt chính là chiết tự của chữ Minh, cùng bị xem là tà giáo và các chức vị trong giáo phái cũng có phần tương đồng.