CÓ HAY KHÔNG CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VIỆT NAM, TÌM HIỂU LỊCH SỬ 10 TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM
Tôn Thất Thọ
Trong một bài viết đăng trên một Diễn đàn khoa học, ông Phạm Trọng Chánh, GS-TS Khoa học Viện Đại Học Paris V khi bàn về hai chữ “Phong kiến” đã cho rằng:
“Về chữ Phong Kiến, dịch từ chữ Fesodale của Pháp. Phong kiến là chế độ nhà vua phong đất cho chư hầu; chư hầu cha truyền con nối làm quan; dân trong vùng đất là nông nô, chư hầu có quyền sinh sát trên mọi người dân. Chư hầu có lâu đài, có quân đội riêng, khi nhà vua cần thì chư hầu làm tướng đánh giặc giúp vua. Chư hầu tốt thì nhân dân được nhờ, chư hầu tàn bạo thì vơ vét bóc lột, cướp của, cướp gái đẹp về làm hầu thiếp riêng. Trong gia đình chư hầu thường có một anh em đi tu, giữ chức cao trong giáo hội, thành Giám mục, Hồng y hay Giáo hoàng. Do đó các tranh chấp chính trị Tây phương thời Trung cổ thường lẫn lộn với tranh chấp phe phái tôn giáo, thậm chí tàn sát nhau như giữa Tin Lành và Công giáo; Giáo hội Rome và Giáo hội Avignon…
Thời Xuân Thu Chiến Quốc ở Trung Quốc có thể gọi là thời Phong kiến. Chế độ PHONG cho các quan lang các bản Mường có vài đặc tính phong kiến. Nhưng đem chữ Phong kiến áp đặt vào toàn thể xã hội VN ngày xưa thì trật lất. Nhà vua VN KHÔNG phong đất cho chư hầu, các quan được tuyển chọn qua ba Kỳ thi: Thi Hương, Thi Hội, Thi Đình. Các quan KHÔNG cha truyền con nối, nhà vua trực tiếp bổ nhiệm hay cách chức các quan. Phật Giáo, Khổng Giáo không phải có thần quyền như Thiên Chúa Giáo, không có chiến tranh tôn giáo. Thượng thơ Bộ Lại giúp vua việc tổ chức bổ nhiệm.
Bạn đang xem: Chế độ phong kiến việt nam
Việc Bảo Đại bổ nhiệm các Thủ tướng không phải là cách tổ chức của nhà nước phong kiến. Gọi Bảo Đại phong kiến là trật lất…”
***
Xin được chép lại ở đây để mỗi người tự nhận định: Có phải Việt Nam từng tồn tại một chế độ phong kiến hay không?
LỊCH SỬ NƯỚC TA KHÔNG CÓ CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN
Phan Khôi
“Lâu nay thấy trên các báo chí có nhiều tác giả hay dùng đến hai chữ “phong kiến”. Đại khái như trong câu nầy: “Người mình chịu áp bách dưới chế độ phong kiến mấy ngàn năm”, hay như trong câu nầy: “Ngày nay chúng ta bắt đầu thoát ly khỏi chế độ phong kiến”.
Ấy là một sự lạ! Vì theo lịch sử nước ta, từ xưa đến nay chưa hề có chế độ phong kiến, thì người mình bởi đâu chịu nó áp bách, chúng ta ngày nay việc gì phải thoát ly?
Người mình có chịu áp bách, nhưng áp bách bởi cái gì kia; chúng ta rồi phải thoát ly, nhưng thoát ly cái gì kia, chớ đâu có phải cái chế độ phong kiến?
Vậy trước hết ta nên hỏi chế độ phong kiến là cái chế độ gì; rồi xét thử phải chăng nó từng nhiều lần hay lấy một lần còn có trên lịch sử chúng ta.
Đây tôi không rồi đâu nhắc lại các tầng thứ của sự tổ chức xã hội loài người theo như xã hội học; tôi chỉ cắt nghĩa cho biết thế nào gọi là phong kiến.
Trên lịch sử Á Đông vẫn có cái chế độ ấy. Đời xưa, cuộc phong kiến còn có trên lịch sử Trung Quốc đến hàng mấy ngàn năm.
Thuở trước, các bực bá giả khi chinh phục và thống nhứt được một nước rồi, lên ngôi vua, tự xưng là thiên tử, và phong cho các con, em, cháu, mỗi người một phần đất bởi trong nước ấy chia ra, cũng làm vua, mà gọi là chư hầu: ấy tức là cái chế độ phong kiến bắt đầu có.
Những vua chư hầu ấy chia ra đẳng cấp theo năm tước: công, hầu, bá, tử, nam; đất nước lớn hay nhỏ cũng tuỳ từng đẳng cấp mà có khác.
Lại không những con, em, cháu được phong mà cho đến các kẻ bề tôi có công cũng được phong: hạng trên kêu là những chư hầu đồng tánh (cùng họ), hạng dưới kêu là những chư hầu dị tánh (khác họ).
Hết thảy các nước chư hầu đều cai trị dân mình, hưởng huê lợi (tức là thuế) đất mình; nhưng mỗi năm phải theo lệ nạp cống phú cho thiên tử; và mọi việc lớn trong nước phải bẩm mạng cùng thiên tử; khi có giặc, chư hầu phải xuất binh giúp thiên tử mà đánh dẹp.
Nước ta có câu tục ngữ “Dùi đánh đục, đục đánh săng”, nếu mượn đem mà chú thích cho cái chế độ nầy thì đúng lắm: Theo chế độ phong kiến, thiên tử đè lên trên chư hầu, chư hầu đè lên trên bình dân, ấy là sự tự nhiên.
Cho nên trong sử hay ca tụng cái cảnh thái bình hồi đời phong kiến là phải lắm: Lúc bấy giờ bình dân bị cho đến hai cái sức mạnh đè lên, không cựa quậy nổi, không vùng vẫy nổi, thành ra trong xã hội được bình yên vô sự. Nhưng hạng bình dân thì thật khổ, khổ mà không ai biết cho.
Trong sử Tàu, trước Giáng sanh <1> vài ba ngàn năm, trong thời kỳ đó hầu hết thiệt hành cái chế độ phong kiến.
Trải qua Đường, Ngu, Hạ, Thương, Châu, ngót hai ngàn năm phong kiến mà đời sau cho là thuở thạnh trị có một không hai. Đến nhà Tần mới phá bỏ phép ấy, rồi sau đến nhà Hán lại phục lại, nhưng cách sắp đặt có khác xưa.
Trái với cái chế độ phong kiến là chế độ quận huyện. Nhà Tần làm theo chế độ quận huyện.
Quận huyện nghĩa là chia trong nước ra làm từng quận từng huyện, rồi thiên tử đặt quan ra cai trị chớ không đặt chư hầu. Làm thế này thì bình dân có dịp trực tiếp với thiên tử chớ không bị các vua chư hầu làm ngăn cách ra như phép phong kiến. Thế cũng đáng cho là một sự tấn bộ trong cách tổ chức vậy.
Cái chế độ phong kiến là thế, và đại ý của nó là thế. Nhưng xét xem trong lịch sử nước ta, cái chế độ ấy chưa hề thấy bao giờ.
Trong sử Ngoại kỷ <2> nói vua vua Hùng Vương chia nước ra 15 bộ, nhưng cũng nói đặt quan cai trị, chớ không nói để phong con, em, cháu hay là bề tôi có công.
Kể từ Đinh, Lê về sau, nước ta mới thành lập hẳn một nước, song cũng chưa hề đặt ra hay noi theo cái chế độ phong kiến.
Xem thêm: Lịch Âm Dương Và Nguồn Gốc Của Lịch Âm Dương Lịch Hình Thành Như Thế Nào?
Triều thì chia nước ra từng lô, triều thì chia nước ra từng xứ, triều thì chia nước ra từng trấn, triều thì chia nước ra từng tỉnh, nhưng thảy đều đặt quan cai trị, thay quyền trung ương mà thống ngự thần dân. Nói tóm một lời, nước ta từ hồi lập quốc về sau, sự tổ chức về chính trị theo lối quận huyện chớ không theo lối phong kiến.
Trải qua các triều vua, vẫn có dùng năm tước công, hầu, bá, tử, nam mà phong cho các bề tôi đồng tánh hoặc dị tánh, lại có phong đến tước vương nữa. Nhưng những người chịu phong tước ấy có danh mà không có thiệt, chẳng hề có ai được đất phong lớn, được hưởng cả huê lợi, được cai trị dân như các vua chư hầu đời xưa dưới chế độ phong kiến.
Đại để mỗi người được phong tước thì vua tuỳ từng đẳng cấp mà ban cho ruộng đất ít nhiều, gọi là “thái địa”. Thái địa ấy tự người được phong muốn chọn nơi nào thì chọn, và được truyền tử lưu tôn như đất tư của mình. Thái địa ít thì chừng mấy mẫu, nhiều thì chừng mấy chục mẫu, nhiều lắm cũng đến choán lấy mấy làng là cùng, chớ không khi nào được đến một tỉnh hay một trấn mà có thể làm một nước nhỏ được. Vả lại người được phong chỉ có quyền về thổ địa mà không có quyền về nhân dân ở trên thổ địa ấy; bao nhiêu người dân từ trước lập nghiệp trên thái địa cũng vẫn trực tiếp chịu quyền cai trị của nhà vua.
Coi như Lê Phụng Hiểu được phong hầu, vua truyền cho ông ta chọn lấy thái địa, ông xin trèo lên một hòn núi, cầm dao phóng xuống, dao rơi đến đâu thì ông nhận đất đến đó; rồi rốt lại, ông được một khoảnh đất chừng 50 mẫu, và ông ăn lấy thuế đó, mà trong sử người ta quen gọi là “thuế chước đao”. Đó là cái chứng cớ tỏ ra rằng nước ta từ xưa nhà vua có lấy đất phong cho công thần, nhưng phong một cách khác, chớ không theo chế độ phong kiến.
Chuyện gần đây là chuyện trào Nguyễn. Các ông thân vương vẫn được dùng một huyện mà phong cho, như ông Tùng Thiện vương, tức là ông được phong về huyện Tùng Thiện ở tỉnh Sơn Tây vậy. Dầu vậy, các ông ấy chỉ có cái danh vậy thôi, không phải ông Tùng Thiện vương được ra làm chúa cai trị huyện Tùng Thiện hay là đem cả thuế má huyện ấy mỗi năm nhập vào túi mình, vì ông vẫn ở tại kinh đô Huế trong thời đó và mỗi tháng cũng cứ lãnh lương trong kho Nội vụ.
Tôi biết ở miền tôi gần nay có một ông quan được phong tước tử. Ông chọn ngay sáu mẫu đất ở làng cạnh làng ông làm thái địa, rồi đất ấy lưu truyền đến đời cháu ông ngày nay còn hưởng thọ, coi như ruộng tư, chỉ không được đem bán cho ai.
Có phong tước, có thái địa, nhưng người được phong không hưởng các quyền cai trị dân chúng ở trong thái địa của mình: điều đó làm cho phân biệt với chế độ phong kiến.
BỞ
I ĐÓ NÓI RẰNG NƯỚC TA XƯA NAY KHÔNG CÓ CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN, CÁI CHẾ ĐỘ ẤY CHƯA HỀ XUẤT HIỆN TRÊN LỊCH SỬ NƯỚC TA
Thế thì các nhà xã hội học An Nam (?) làm sao lại nhắm mắt nói liều rằng “người mình chịu áp bách dưới chế độ phong kiến” hay là “chúng ta ngày nay bắt đầu thoát ly chế độ phong kiến” được?
Chế độ phong kiến ở bên Tàu có, ở bên Nhựt Bổn có, ở bên Tây có; song có thể nào lấy cớ mấy xứ ấy có chế độ phong kiến mà buộc cho xứ ta từ xưa cũng phải có chế độ phong kiến?
Trừ ra hai chữ “phong kiến” có nghĩa gì khác mà kẻ viết bài nầy chưa hiểu thì thôi; bằng chỉ có một nghĩa như đã giải trên kia thì nó chẳng có dịp nào dùng mà chỉ một cách tổ chức về chánh trị trong nước nầy về thời quá vãng hết, thật chẳng có dịp nào hết.
Ở trước mặt một người thuộc quốc sử mà bảo rằng nước ta từ xưa có chế độ phong kiến, người mình từng bị áp bách bởi nó, ngày nay mới bắt đầu thoát ly, thì phải cho phép người ấy trợn mắt rùng vai, lấy làm lạ một chút, mới là phải đạo công bình.
Nếu nói rằng chữ “phong kiến” nầy dùng theo nghĩa rộng: vua ở trên chia quyền cho các ông tổng đốc các tỉnh và cũng chia lợi cho nhau luôn, như thế cũng không khác gì cái chế độ đặt chư hầu bên Tàu thuở xưa, – nếu nói vậy thì dùng chữ gì cũng được cả, ai còn cãi với ai làm gì cho phiền?
Tôi tưởng, tốt hơn là, ta nghiên cứu xã hội học <3> , ta theo nó, mà ta cũng phải để mắt tới quốc sử của ta. Không có lẽ nào câu chuyện xứ ta vốn không có mà bịa ra nói có, rồi cứ theo đó mà đi tìm cái kết luận ở trong mây mù khói ngút, không ai có thể kiểm soát lại được! »
———————————-
<1> Giáng sanh nói ở đây tức là Thiên Chúa giáng sinh, trỏ năm sinh Jesus Christ, mà lịch phương Tây dùng làm điểm khởi đầu Kỷ nguyên chúng ta (hoặc Công nguyên); cách tính này hiện thông dụng toàn thế giới (một sự kiện lịch sử nào đó, theo niên biểu này, sẽ được ghi bằng năm thuộc Công nguyên hoặc bao nhiêu năm trước Công nguyên).
<2> Sử Ngoại kỷ nói ở đây hẳn là trỏ phần Ngoại kỷ của bộ Đại Việt sử ký toàn thư.
<3> Nghiên cứu xã hội học mà tác giả nói ở đây, ý nói việc nghiên cứu cấu trúc, tổ chức xã hội trong nghiên cứu sử học nói chung.
It looks like your browser does not have JavaScript enabled. Please turn on Java
Script and try again.


Có nhiều quan điểm hiện nay hoài nghi hoặc phủ nhận về sự tồn tại dân chủ trong chế độ quân chủ chuyên chế trong lịch sử phong kiến ở nước ta. Bên cạnh đó lại có quan điểm khẳng định nước ta từ xưa đã có một truyền thống dân chủ - một trong những truyền thống ưu việt của nhân dân được tạo nên trong quá trình dựng nước và giữ nước, và là cơ sở xây dựng chế độ làm chủ tập thể, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa hiện nay. Vậy trong truyền thống lịch sử ở nước ta đã thực sự có dân chủ chưa? Trong bài viết này, chúng tôi xin được luận bàn về những biểu hiện và rút ra những đặc tính chung nhất từ tư tưởng đến hiện thực của chế độ dân chủ trong lịch sử, trên cơ sở đó, có thể rút ra những bài học trong việc xây dựng nền dân chủ ở nước ta hiện nay.
Khác với các quốc gia phương Tây, kể từ khi lập quốc, tư tưởng trọng dân đã được xem như là một đặc trưng điển hình của các quốc gia phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Vai trò của nhân dân thể hiện rõ ở mọi mặt của đời sống xã hội, từ những công việc đời thường đến việc lớn như đắp đê, trị thuỷ, ngăn lũ và chống giặc ngoại xâm, nhân dân có một sức mạnh không thể phủ nhận, và sức mạnh ấy bao giờ cũng là sức mạnh của tập thể. Ngược dòng lịch sử, trong các triều đại phong kiến nước ta, giai đoạn được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là giai đoạn phát triển cao nhất trong việc xây dựng một mô hình chính quyền dân chủ đó là mô hình chính quyền thời Lý - Trần. Sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi (năm 1010) và rời đô về Thăng Long. Tư tưởng trọng dân được thể hiện rõ trong Chiếu dời đô: “ý dân” được đặt trong mối liên hệ với “mệnh trời”:
“ Muốn mưu việc lớn, tính kế muôn đời cho con cháu thì trên phải vâng mệnh trời, dưới theo ý dân”. Tư tưởng trọng dân còn thể hiện qua các chính sách thân dân của nhà Lý (Xem hộp 1). Tiếp đó, thời kỳ nhà Trần (từ 1225 – 1400), mô hình chính quyền thân dân đạt đến mức độ hoàn thiện. Thời kỳ này nổi lên mô hình coi già làng là người có vai trò lớn đối với những quyết sách quan trọng của quốc gia. Hai sự tích đi vào lịch sử ở thời này đó là tích “ Tha tội cho tiểu hiệu Hoàng Cự Đà” và tích “Hội nghị Diên Hồng”. Chính vì nhà Trần biết dựa vào sức mạnh của nhân dân nên trong thế kỷ XIII đã ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông hung hãn. Có thể nói, tư tưởng dựa vào dân của Trần Quốc Tuấn là một tư tưởng đặc sắc về dân chủ trong lịch sử.
Tiếp nối tư tưởng trọng dân, Nguyễn Trãi đã tiếp tục đưa ra những tư tưởng sâu sắc về vai trò cũng như sức mạnh của dân, và nâng tư tưởng này lên tầm triết lý.
Khi nói về nhà nước quân chủ trung ương tập quyền trong lịch sử phong kiến nước ta nhiều công trình đã nhấn mạnh đến tính chất chuyên chế, độc tài của các nhà nước đó, mà chưa đánh giá xứng đáng các yếu tố hay tính chất dân chủ hiện diện ngay trong hình thức nhà nước quân chủ ấy, khiến việc đánh giá nhiều khi chưa thực sự toàn diện. Lịch sử đã cho thấy, trong mọi quyết sách của nhà cầm quyền, dù ở bất cứ thời kỳ nào cũng đều phải xem xét đến lợi ích của nhân dân, sức mạnh của nhân dân. Dân chủ ở mức độ nhất định đã mạnh đến mức có khả năng tạo ra sự đối trọng với quyết sách của nhà cầm quyền. Điều này chúng tôi tạm cho đó là “ sự điều tiết ngược”. Việc ra các quyết định không chỉ chú ý đến lợi ích của người ban hành quyết định, mà còn cả người thực hiện các quyết định đó. Thứ nhất, trong chế độ phong kiến, mọi quyết sách của nhà vua không thể không tính đến mối quan hệ làng - nước, lợi ích của nhân dân. Vua luôn đặt mình ở vị trí con trời, “ thế thiên hành đạo” thay trời để trị dân. Thời kỳ nào nhà cầm quyền không dựa vào sức mạnh của nhân dân thì thời kỳ đó, chính quyền đó không thể được coi là mạnh.
Nhiều triều đại phong kiến Việt Nam coi lòng dân là ý trời và rất quan tâm tới việc kết hợp lòng dân với ý trời. Quan niệm lòng dân (ý trời) được thể hiện ở các điềm lành (mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt) hayđiềm dữ(bệnh tật, mưa bão, lũ lụt, mất mùa...). Người cầm quyền cai trị có đức, làm việc tốt, hợp lòng dân thì trời xuống điềm lành; không có đức, ăn chơi xa xỉ, hoang phí, hại dân, dân oán thì trời xuống điềm dữ để răn bảo. Nếu suy xét rộng hơn, về mặt nguồn gốc tư tưởng dân chủ đó, một phần là sự ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởngdân vi bản trong triết lý Nho gia thời Tiên Tần, đó là thuyết“dân quý quân khinh”,thuyết “dân là nước, vua là thuyền” của Tuân Tử... mà điểm đặc sắc nhất có lẽ là ở luận điểm cho rằng, an nguy quốc gia, chính trị có bình ổn hay động loạn được quyết định bởi lòng dân thuận hay nghịch“trời sinh ra dân, không phải sinh ra vì vua; trời lập ra vua cũng là vì dân” . 11 Thứ hai, nhân dân có khả năng tạo ra sự đối trọng với nhà nước chuyên chế: Trước thời kỳ phong kiến, trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, làng trong lịch sử Việt Nam là một đơn vị tụ cư, có không gian và chiều sâu văn hoá riêng, được sử dụng như một đơn vị hành chính cơ sở mà nhà nước phải dựa vào. Trong số những dòng phát triển khác nhau của thời kỳ Bắc thuộc ở nước ta (179 TCN đến 905 SCN), có hai dòng đối nghịch luôn luôn diễn ra một cách quyết liệt, đó là Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, trong đó có thể kể đến hàng loạt các cuộc khởi nghĩa chống lại chính quyền đô hộ và luật pháp của nhà Hán 12 . Với một thời gian dài, sự xung đột đó đã tạo ra một hiệu ứng nghịch đó là thái độ phản kháng lại nhà nước và pháp luật thời bấy giờ. Lịch sử cho thấy, nếu chính quyền triều đại nào không giải quyết tốt mối quan hệ làng - nước, hệ quả tất yếu là sẽ có những cuộc binh biến và các cuộc nổi dậy chống chính quyền triều đại đó. Tư tưởng bạo động chính trị có cả trong những câu nói truyền khẩu dân gian “Được làm vua, thua làm giặc”; “Bao giờ dân nổi can qua, con vua thất thế lại ra quét chùa”; “Thà rằng bạo động bất lương, còn hơn chết đói nằm đường thối thây” . 13 Như vậy tư tưởng dân chủ cao nhất của nhân dân thời đó là chống lại chế độ chuyên chế, với ước mơ một xã hội công bằng.
Nhận định chung về đặc tính dân chủ phong kiến Việt Nam là dân chủ công xã. Nếu như ở Phương Tây chủ thể và đồng thời cũng là trung tâm của lý thuyết dân chủ bao giờ cũng là cá nhân độc lập, thì ở nước ta thời kỳ phong kiến, không thể có dân chủ thực sự nếu cá nhân không đặt mình trong một tập thể công xã. Quyền bình đẳng và dân chủ giữa các thành viên được thừa nhận khi họ là thành viên công xã, là bộ phận tạo thành của cộng đồng. Vậy nên, chúng tôi quan niệm rằng, khi nói đến dân chủ cần phải suy xét xem dân ở đây là ai và dân được hình dung trong tập hợp thế nào? Làm chủ cái gì và làm chủ như thế nào? Dân chủ công xã trong lịch sử có những điểm tích cực (động lực quan trọng để duy trì và phát huy một truyền thống yêu nước, và truyền thống đoàn kết, bất khuất, chống giặc ngoại xâm). Ngược lại, cũng vì đó là dân chủ tập thể, nên yếu tố cá nhân dường như bị chìm đi và như vậy, dân chủ sẽ không tồn tại nếu cá nhân đó không đặt trong quan hệ với tập thể công xã. Rõ ràng dân chủ công xã là một sức mạnh, song sức mạnh ấy không dựa trên sự giải phóng con người và tôn trọng quyền của con người, mà trói chặt con người trong quan hệ cộng đồng và chỉ bảo đảm quyền bình đẳng của con người với tư cách là thành viên cộng đồng. Xét dưới góc độ người dân sống theo nghĩa đồng bào, cộng đồng xã hội như vậy, sự làm chủ ở đây có chăng chỉ là việc chủ động làm tròn nghĩa vụ, đền đáp ơn nghĩa tổ tiên, là tình nghĩa đồng bào ruột thịt 15 . Một điểm cũng rất dễ nhận thấy là trong đấu tranh xã hội, tư tưởng dân chủ của nông dân Việt Nam chỉ dừng lại ở yêu cầu bình đẳng xã hội, bình đẳng tài sản mà mức độ phát triển cao nhất là chủ nghĩa bình quân về kinh tế – xã hội. Tư tưởng đó gắn liền với tâm lý người nông dân công xã, người sản xuất nhỏ. Dân chủ công xã có mặt chính đáng và tích cực, đó là tạo ra áp lực và đối trọng với triều đình phong kiến chống lại chế độ chuyên chế, những bất công của xã hội phong kiến, nhưng ở một khía cạnh khác, tư tư
ởng dân chủ này cũng bộc lộ sự bất lực của người nông dân trong việc tự giải phóng mình . Qua việc phân tích và chỉ ra những đặc tính về dân chủ trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có thể rút ra được những nhận định sau:Thứ nhất , từ xa xưa nước ta đã có truyền thống dân chủ, dân chủ không chỉ dừng lại ở tư tưởng, học thuyết mà đã được hiện thực hoá trong cách thức tổ chức nhà nước và phương thức cai trị của nhà cầm quyền;Thứ hai , nhân dân có khả năng tạo ra sức mạnh đối trọng với nhà nước chuyên chế và hướng tới xã hội công bằng;Thứ ba,dân chủ trong chế độ phong kiến Việt Nam là dân chủ công xã.
Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, dân chủ cần phải được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với pháp luật. Pháp luật là đại lượng và phương tiện của dân chủ. Dân chủ là mục tiêu, điều kiện và động lực hoàn thiện pháp luật và chỉ trong điều kiện pháp luật được tôn trọng, được tuân thủ mới có thể có dân chủ, kỷ cương; ngược lại, pháp luật phải thực sự phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Hành lang pháp lý và các quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội sẽ là giới hạn bảo đảm cho mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức có tự do dân chủ và không vi phạm dân chủ . Nhưng hiểu 16 được giá trị của dân chủ với tư cách là một nguồn chủ yếu của cơ hội xã hội chúng ta còn phải nghiên cứu các cách thức và phương tiện để thực sựphát huy các tiềm năng dân chủ. Nói như Amartya Sen thì việc đạt được công bằng xã hội không những tuỳ thuộc vào các hình thức thể chế (kể cả các quy tắc và các quy định dân chủ), mà còn tuỳ thuộc vào việc thực thi dân chủ một cách có hiệu quả 17 . /.