BACHELOR OF ENGINEERING LÀ GÌ, BẰNG KỸ SƯ TRONG TIẾNG ANH LÀ GÌ

-

"Có cơ hội ra nước ngoài làm việc, nhưng khâuxin VISA thì hồ sơ bị ách lại vì bằng tốt nghiệp ĐH "có vấn đề".Bùi Tú San, tốt nghiệpngành Công nghệ thông tin (Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn) hoang mang.

Bạn đang xem: Bachelor of engineering là gì


*
- "Có cơ hội ra nước ngoài làm việc, nhưng khâuxin VISA thì hồ sơ bị ách lại vì bằng tốt nghiệp ĐH "có vấn đề". Bộ phậnkiểm tra giấy tờ và bằng cấp không chấp nhận vì trên bằng không có chỗ nào ghi"Bachelor" để xác định là tôi đã tốt nghiệp ĐH..." . Bùi Tú San, tốt nghiệpngành Công nghệ thông tin (Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn) hoang mang.

Trong thư gửi đến Tòa soạn Viet
Nam
Net
- San viết: "năm nay 23 tuổi,tốt nghiệp ĐH chính quy năm 2011, khối ngành Công nghệ thông tin. Nay tôi đi làmđã được 1 năm, và hiện giờ tôi có điều kiện để ra nước ngoài làm việc, cụ thể là
Hàn Quốc. Nhưng tôi đang gặp phải vấn đề về bằng tốt nghiệp ĐH.


Photo1.jpg" alt="*">

Photo2.jpg" alt="*">
Bằng tốt nghiệp của Bùi Tú San không được Hàn Quốc chấp nhận vì không có chỗ nào ghi "Bachelor - cử nhân" để xác định là tôi đã tốt nghiệp ĐH.

Tuy nhiên, phía Hàn Quốc đòi hỏi thì bằng không có chỗ nào ghi "Bachelor - cửnhân" để xác định là tôi đã tốt nghiệp ĐH.

Tôi có tìm kiếm trên google thì không có cái bằng nào tiếng Anh ghi "The
Degree of Engineer"
hay "The Degree of Bachelor". Hầu hết bằng cấpcủa thế giới đều ghi "Bachelor of Engineering".

Điều này đồng nghĩa với việc tôi là thế hệ đầu tiên phải lấy cái bằng ghi saitiếng Anh?

Trao đổi với Viet
Nam
Net
về vấn đề đặt ra, phó Cục trưởng Cục Khảo thívà Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) Trần Văn Nghĩa cho biết, mỗi nước cómột hệ thống văn bằng khác nhau, có những phần chung nhưng cũng có nét riêng. Vìvậy Việt Nam cũng như rất nhiều nước đều thành lập cơ quan công nhận văn bằng đểxem xét những vấn đề liên quan.

Ông Nghĩa dẫn dụ, về văn bằng kĩ sư: Degree of Engineer hoặc Engineer"s
Degree là thuật ngữ hết sức thông thường.

Cụ thể, “engineer"s degree" (bằng kĩ sư) là một tấm bằng học thuật cao cấp trong lĩnh vực cơ khíđược trao ở Châu Âu, một số quốc gia Mỹ La tinh và một số trường đại học ở Mỹ.

Ở Châu Âu, "engineer"s degree" (bằng kĩ sư) được xếp tương đương về cấp độ học thuật với bằng Thạcsĩ, và thường được biết đến với nghĩa đen là “bằng tốt nghiệp kĩ sư” (viết tắtlà Dipl.-Ing. hoặc DI).

Ở một số quốc gia Mỹ La tinh và Mỹ, "engineer"s degree" (bằng kĩ sư) có thể được học sau khi hoànthành bằng thạc sĩ và thường được xem là cao hơn bằng Thạc sĩ nhưng thấp hơn
Tiến sĩ ngành Kỹ thuật (viết tắt là Dr. Ing) ở Châu Âu.

Ở các quốc gia Mỹ La tinh khác, không có văn bằng kĩ sư phù hợp, nhưng danhhiệu “Ingeniero” (kỹ sư, viết tắt là Ing) được sử dụng cho những sinh viên tốtnghiệp cử nhân trong phạm vi của bằng ĐH”.

Ở Việt Nam hiện nay trường kỹ thuật có hai hệ: hệ 4 năm sẽ nhận bằng cử nhân(Bachelor), hệ năm năm được nhận bằng kỹ sư. Khi chuyển sang tiếng Anh, cáctrường kỹ thuật kiên quyết đòi có sự phân biệt giữa hai hệ này và họ giải trìnhcụ thể để có thể đưa vào văn bằng chữ "The Degree of Engineer".

"Như vậy có thể kết luận, không thể nói chưa nơi nào dùng thuật ngữ này.Thông tư không hướng dẫn sai về thuật ngữ tiếng Anh ghi trên văn bằng" - ông
Nghĩa khẳng định.

Còn không loại trừ trường hợp một cá nhân nào đó không hiểu do hệ thống củahọ không có văn bằng này, thì học sinh phải xin xác nhận của trường để giảithích cho họ rõ kèm theo bảng điểm. Trong bảng điểm chỉ rõ thời gian học vàchương trình đào tạo, họ có thể so sánh với hệ thống của họ.

Xem thêm: Cách Mở File Xlsx Bằng Excel 2003, Cách Chuyển File Xlsx Sang Xls, Csv, Pdf


Cách ghi trên bằng tốt nghiệp đại học được quy định như sau:

a) Phía dưới tên cơ sở giáo dục tại trang 3 ghi tên văn bằng, bằng tiếng Việt, cụ thể: Đối với ngành kỹ thuật ghi “BẰNG KỸ SƯ”. Đối với ngành kiến trúc ghi “BẰNG KIẾN TRÚC SƯ”. Đối với ngành y ghi “BẰNG BÁC SĨ” hoặc “BẰNG CỬ NHÂN”. Đối với ngành dược ghi “BẰNG DƯỢC SĨ” hoặc “BẰNG CỬ NHÂN”. Đối với các ngành khoa học cơ bản, sư phạm, luật, kinh tế ghi “BẰNG CỬ NHÂN”. Đối với các ngành còn lại ghi “BẰNG TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC”.

b) Phía dưới dòng chữ “has conferred” tại trang 2 ghi tên văn bằng, bằng tiếng Anh, cụ thể: Đối với ngành kỹ thuật ghi “THE DEGREE OF ENGINEER”. Đối với ngành kiến trúc ghi “THE DEGREE OF ARCHITECT”. Đối với ngành y ghi “THE DEGREE OF DOCTOR OF MEDICINE” hoặc “THE DEGREE OF BACHELOR”. Đối với ngành dược ghi “THE DEGREE OF PHARMACIST” hoặc “THE DEGREE OF BACHELOR”. Đối với các ngành khoa học cơ bản, sư phạm, luật, kinh tế ghi “THE DEGREE OF BACHELOR”. Đối với các ngành còn lại ghi “THE DEGREE OF BACHELOR”.

(GDVN) - Cấp các văn bằng đại học và sau đại học với phiên bản tiếng Anh là một nỗ lực lớn của Bộ Giáo dục trong những năm gần đây trong việc đưa giáo dục Việt Nam tiếp cận với thế giới. Tuy nhiên, ngoài việc văn bằng Việt Nam chưa được chấp nhận rộng rãi trên thế giới thì cũng có nhiều người bị xăm xoi văn bằng bởi cách ghi tên bằng có phần “Việt hóa” tiếng Anh. Đỉnh điểm của rắc rối gần đây là sinh viên Việt Nam bị phía Hàn Quốc từ chối cấp visa làm việc bởi cách ghi tên bằng “không giống ai”.
Theo Thông tư số 19 của Bộ Giáo dục, tên gọi của các văn bằng được chia theo ngành học, cụ thể là Đối với ngành kỹ thuật ghi “BẰNG KỸ SƯ”, đối với ngành kiến trúc ghi “BẰNG KIẾN TRÚC SƯ”, đối với ngành y ghi “BẰNG BÁC SĨ” hoặc “BẰNG CỬ NHÂN”, đối với ngành dược ghi “BẰNG DƯỢC SĨ” hoặc “BẰNG CỬ NHÂN”, đối với các ngành khoa học cơ bản, sư phạm, luật, kinh tế ghi “BẰNG CỬ NHÂN”, đối với các ngành còn lại ghi “BẰNG TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC”. Có lẽ không có nhiều rắc rối với phiên bản tiếng Việt nhưng Bộ Giáo dục lại cố gắng dịch các tên gọi này ra tiếng Anh thay vì chuẩn hóa nó theo chuẩn tiếng Anh. Cụ thể, bằng kỹ sư được viết là “THE DEGREE OF ENGINEER”, bằng ngành học kiến trúc sẽ được dịch thành “THE DEGREE OF ARCHITECT”, ngành y là “THE DEGREE OF DOCTOR OF MEDICINE” hoặc “THE DEGREE OF BACHELOR”, ngành dược ghi “THE DEGREE OF PHARMACIST” hoặc “THE DEGREE OF BACHELOR”, Đối với các ngành khoa học cơ bản, sư phạm, luật, kinh tế ghi “THE DEGREE OF BACHELOR”, đối với các ngành còn lại ghi “THE DEGREE OF BACHELOR”. Cách ghi như thế này trên văn bằng có phần khô cứng theo kiểu dịch Việt – Anh (mặc dù không sai về ngôn ngữ), hoàn toàn không giống với chuẩn của thế giới nói tiếng Anh. Ví dụ như “engineer” trong tiếng Anh không phải là một trình độ, mà là một vị trí công việc trong các ngành khoa học kỹ thuật. Có rất nhiều người có bằng Tiến sĩ vẫn làm việc ở vị trí “engineer”.
*
Một ví dụ về văn bằng đại học của Trường Đại học Wisconsin Milwaukee. Bằng này được ghi là “Bachelor of Science” thay vì “The degree of bachelor”.

Chuẩn hóa theo cách ghi bằng cấp của Anh ngữ, các bằng cấp ở trình độ đại học (tương ứng với cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư,… tùy theo ngành ở Việt Nam) luôn được gắn với chữ “Bachelor” và đi kèm với cách tiếp ngữ về nhóm ngành học. Văn bằng đại học phổ biến thường bao gồm: “BACHELOR OF SCIENCE” (B.Sc.), “BACHELOR OF ART” (B.A.) cho các ngành khoa học cơ bản, khoa học xã hội, kinh tế…, hoặc “BACHELOR OF ENGINEERING” (B. Eng.) đối với các ngành kỹ thuật (tương ứng với kỹ sư ở Việt Nam). Đối với ngành luật, văn bằng thường là “BACHELOR OF LAWS” (L.L.B), còn người tốt nghiệp đại học ngành y thường có văn bằng “BACHELOR OF MEDICINE” (B.Med.)…
*
Một bằng kỹ sư tin học, được viết là “The degree of engineer” (ảnh Vietnamnet.vn).

Cách ghi về nơi trao bằng cũng nên được chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế (trong phiên bản tiếng Anh). Cụ thể là Hiệu trưởng thông thường không có thẩm quyền trao bằng, mà bằng được trao bởi hội đồng trường trên cơ sở sự giới thiệu của khoa chuyên ngành khi người cấp bằng đủ trình độ. Chữ ký của Hiệu trưởng đại diện cho hội đồng (xem một ví dụ bên trên). Bằng đại học thường được ghi trang trọng “The Degree of Bachelor of ..(ví dụ Science, Art, Engineering…)”, thay vì các ngành cụ thể.
Cũng tương tự như văn bằng ở trình độ đại học, văn bằng trình độ Thạc sĩ (Master) cũng được hướng dẫn một cách “thiếu chuẩn hóa” trong thông tư 23/2009/TT-BGDĐT. Bằng Thạc sĩ được dịch Việt – Anh một cách khô cứng là “The degree of master” thay vì có đủ các tiếp ngữ (Science, Engineering.. tương tự như bằng đại học). Theo hệ thống văn bằng Anh ngữ, bằng Thạc sĩ sẽ bao gồm: “Master of Science”, “Master of Art”, “Master of Engineering”, “Master of Laws”,…
Thay lời kết cho bài viết này, người viết kêu gọi Bộ Giáo dục nên có tham khảo một cách hệ thống về cách trình bày văn bằng (tiếng Anh) từ các nước nói tiếng Anh (Anh, Mỹ, Úc…) để chuẩn hóa hệ thống văn bằng theo chuẩn mực thế giới thay vì cố gắng “dịch” một cách khô cứng Việt – Anh các văn bằng. Điều này không chỉ giúp cho sinh viên Việt Nam thuận tiện hơn trong công việc với các nước trên thế giới, mà cũng chính là một việc hướng giáo dục Việt Nam gần hơn với chuẩn mực thế giới.
TS Ngô Đức Thế

Từ khóa:

#bộ giáo dục #tiếng Anh #học tiếng anh #Thông tư số 19 của Bộ Giáo dục

Các tin khác


*

Kon Tum đề xuất Trung ương hỗ trợ 700 tỷ đồng thực hiện Chương trình GDPT 2018

*

Lạng Sơn đề nghị tuyển dụng không qua thi tuyển đối với SV sư phạm diện NĐ116

*

Từ khi học đại học đến khi lấy bằng có thể kéo dài 15 năm

*

Tự chủ tuyển sinh không có nghĩa là trường ĐH cứ phải tự tổ chức kỳ thi riêng

*

Dùng IELTS để tuyển thẳng học sinh đầu cấp phổ thông là không hợp lý!

*
*

Tuyển sinh vào lớp 10: Khánh Hòa nâng mức “điểm liệt” từ 0 thành dưới 1 điểm

*

Đồng Tháp không tổ chức thi vào 10 có lợi nhưng chưa hẳn là một phương án hay

*

Hà Nội: Tuyển sinh vào lớp 10 gồm Toán, Văn, Ngoại ngữ


Hợp tác quốc tế giữa Trung tâm kiểm định thuộc Hiệp hội và Trung tâm THE-ICE


*

Hiệp hội gửi kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức lại trường CĐSP

*

Bối cảnh mới đặt ra khó khăn gì đối với việc nâng cao chất lượng GD đại học?

*

Hiệp hội thông báo thời gian, địa điểm tổ chức hội thảo về chất lượng GDĐH

*

Làm sao để tránh tình trạng trung tâm kiểm định “vừa đá bóng vừa thổi còi”?


*

Điện Biên đang xin ý kiến có thi môn thứ 4 vào lớp 10 hay không


Dự kiến giữa tuần tháng 3/2023 Bộ GD công bố kết quả thi chọn HSG quốc gia

*

Hà Nội cấp hơn 216 tỷ đồng thực hiện đổi mới CT, SGK giai đoạn 2015-2022

*

Sơn La kiến nghị Bộ Giáo dục phê duyệt danh mục SGK cùng một thời điểm

*

Toàn bộ những điểm mới của Chương trình giáo dục phổ thông mới